Bạn là phụ nữ công sở nhưng để bổ sung những kiến thức pháp lý cơ bản vẫn cần nhiều thời gian tra cứu hay tìm hiểu. Phụ Nữ Ngày Nay sẽ nhờ các luật sư chia sẻ và giải đáp nhanh một số câu hỏi về những vấn đề thường gặp trong cuộc sống mà chị em quan tâm.
* Cha tôi có hai người vợ, mẹ tôi hy sinh trong chiến tranh, sau đó cha tôi đi thêm bước nữa và có thêm 4 người con, còn tôi sống với bà nội. Cha tôi và người vợ sau có tài sản chung và có mượn tiền của bà nội tôi là 5 cây vàng, sau này người vợ sau mất cha tôi có chuyển giấy tờ nhà cho người con út là con của người vợ sau đứng tên. Vậy cho tôi hỏi nếu như cha tôi chết thì tôi có được hưởng di chúc hay không nếu như cha tôi không có lập di chúc và phần tài sản đó sẽ được phân chia như thế nào? (Lâm Võ Ngọc Yến)
Nếu những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cha bạn chỉ có bà bạn, bạn và 4 người con của cha bạn và người vợ sau thì được chia như sau: Tài sản của bố bạn: 6 = 1/6 (mỗi người được hưởng một phần sáu di sản).
Luật sư Nguyễn Đức Long (thuvienphapluat.vn)
* Năm 2001, mẹ tôi qua đời có để lại một căn nhà nhưng không có di chúc. Cha tôi mất từ thời chiến tranh, hiện gia đình có 4 anh em. Sau khi bàn bạc, chúng tôi thống nhất giao cho đứa em gái út quản lý, sử dụng nhà trên cho đến nay. Bậy giờ, chúng tôi muốn phân chia di sản thừa kế của mẹ mình. Nếu chúng tôi khởi kiện thì tòa sẽ phân chia di sản trên như thế nào? (Trần Thị Hà, Biên Hòa - Đồng Nai)
Tuy nhiên, để có thể khởi kiện ra tòa, anh em bạn cần có văn bản xác định căn nhà do mẹ bạn để lại là tài sản chung chưa chia (có sự chấp thuận của người đang quản lý tài sản), thì Tòa án mới có cơ sở để giải quyết yêu cầu phân chia tài sản chung chưa chia nêu trên cho gia đình bạn.
Chuyên viên tư vấn Phan Thị Trang (luatminhman.vn)
* Ngoại tôi có tất cả là 3 người con, 2 người con trai lớn (con riêng) và 1 người con gái út (là mẹ tôi) nhưng lại cùng mẹ khác cha.Năm 1996: cậu tôi là người con thứ 2 (con riêng của bà ngoại tôi) cùng với gia đình của cậu có đến xin nhà bà ngoại cho ở nhờ. Cậu tôi có hứa với bà ngoại và mẹ tôi là sau 2 năm sẽ dọn đi và cậu cũng đã có viết một tờ giấy cam kết... nhưng kéo đến 17 năm. Và trong khoảng thời gian đó (năm 2004) bà ngoại mất nhưng trước khi bà ngoại mất có viết một tờ giấy di chúc để lại cho cậu tôi nhưng đến năm 2006 thì cậu mất.
Mẹ tôi lại không hề hay biết về chuyện tờ giấy di chúc đó mãi cho đến năm 2013. Khi có lệnh của nhà nước về việc làm thủ tục sổ đỏ thì mợ tôi (là vợ của cậu) lại không đồng ý về việc làm sổ đỏ vì gia đình tôi đang tranh chấp về nhà cửa. Mợ tôi có nói rằng: ”Muốn làm sổ đỏ thì phải làm hai cái”(một là cho mợ một là cho mẹ tôi). Vậy theo luật sư, mẹ tôi nên giải quyết như thế nào... và cho tôi hỏi thời gian hiệu lực của giấy di chúc là bao nhiêu năm mới hết hạn. (Huỳnh Lê My)
1. Pháp luật không quy định thời gian có hiệu lực của di chúc mà chỉ quy định thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế (là 10 năm kể từ ngày người có di sản chết). Nếu hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế nhưng vụ việc đủ điều kiện để giải quyết chia tài sản chung thì di sản cũng vẫn được định đoạt theo nội dung di chúc đó (không phụ thuộc vào thời hiệu khởi kiện). Nếu hết thời hiệu khởi kiện, vụ việc cũng không đủ điều kiện để chia tài sản chung thì di chúc không còn giá trị.
2. Vụ việc của gia đình bạn trước tiên phải xem lại giá trị pháp lý của di chúc. Nếu di chúc hợp pháp thì mợ bạn và các em bạn có thể khởi kiện để yêu cầu chia thừa kế theo di chúc đó. Nếu di chúc không có hiệu lực pháp luật, di sản được chia thừa kế theo pháp luật thì mợ bạn không được quyền thừa kế mà chỉ có các em con của cậu bạn được thừa kế thế. Nếu đến năm 2014, hết thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế đối với di sản của bà bạn mà mợ bạn và các em bạn chưa khởi kiện thì sau này dù có tranh chấp về thừa kế thì Tòa án cũng không giải quyết. Ai đang quản lý, sử dụng được tiếp tục sử dụng theo pháp luật.
Luật sư Đặng Văn Cường (thuvienphapluat.vn)
* Gia đình tôi sinh sống ở Nha Trang, Khánh Hòa. Vào tháng 1-2013, ba tôi mất đột ngột không để lại di chúc. Toàn bộ khối tài sản chung của ba mẹ tôi gồm 6 căn nhà ở Khánh Hòa. Ba mẹ tôi có 4 người con, trong đó có 1 ông anh thứ ba mất vào năm 2010, có vợ và 2 con. Còn ông bà nội tôi thì mất từ lâu. Vậy cho tôi hỏi phần tài sản của ba sẽ được giải quyết như thế nào? (Thu Trang, Nha Trang - Khánh Hòa).
Luật sư Nguyễn Đức Chánh (luatminhman.vn)
Nguồn: phunungaynay.vn
Nguồn: phunungaynay.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét