25 tháng 7, 2014

Sưu tầm bài viết: Phụ nữ & gia đình

Hỏi: Tôi lấy chồng năm 20 tuổi và sống cùng gia đình chồng đã được 13 năm. Khi lấy nhau, vợ chồng tôi chỉ có hai bàn tay trắng, bố mẹ chồng  cũng chỉ có căn nhà tạm cấp 4, bốn người chui ra chui vào vừa đủ. Khó khăn chồng chất nhưng vợ chồng tôi vẫn chăm chỉ làm ăn và đến nay gây dựng được nhà cửa khang trang và một quầy bán tạp hóa nhỏ. Mấy năm gần đây, vợ chồng tôi chung sống không còn hạnh phúc, nhiều  mâu thuẫn không thể giải quyết và quyết định sẽ chia tay nhau. Nhưng khi đề cập đến vấn đề chia tài sản thì cả chồng tôi và bố mẹ chồng đều nhất quyết không cho tôi thứ gì. Tôi thật đau đớn, nói hết nước hết cái rồi mà không biết làm sao cho được nữa. Theo quý báo tư vấn, bây giờ tôi phải làm sao? Tôi không thể ra đi với hai bàn tay trắng được. (Quê Tiên - Lâm Đồng)

Trả lời: Căn cứ theo luật, trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Trường hợp vợ chồng sống chung với gia  đình mà tài sản  của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia”.
Như vậy, nếu có thể xác định được phần tài sản chung của vợ chồng bạn trong khối tài sản chung của gia đình thì sau khi trích khối tài sản đó  ra, về nguyên tắc bạn có thể được chia đôi số tài sản trong số tài sản chung của vợ chồng.
Hỏi: Tôi và chồng cũ đã chia tay được ba năm, khi đó tôi được quyền nuôi dưỡng cháu mới 3 tuổi và ba cháu cấp dưỡng hàng tháng là 1 triệu  đồng. Cách đây một năm, anh ta mới lấy vợ hai nhưng hai người đó khó có con nên họ muốn đưa con tôi về nuôi. Điều kiện kinh tế của tôi bây giờ khá khó khăn nhưng tôi không để cho cháu thiếu thốn gì, còn anh ta thì khá giả hơn. Tôi không muốn trao con cho hai người đó nuôi chút nào. Họ thương lượng với tôi không thành nên dọa tôi là sẽ kiện ra Tòa để đòi quyền nuôi con. Xin quý báo nói xem tôi phải làm gì để có thể được tiếp tục nuôi con? Không có cháu tôi không sống nổi mất. (Khánh Minh - Đà Lạt)
Trả lời: Chồng cũ của bạn có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn  được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên. Vì vậy, không phải kinh tế khá hơn mà Tòa sẽ ra quyết định cho chồng cũ của bạn nuôi con mà còn dựa trên nhiều yếu tố khác. Hiện nay con bạn được 6 tuổi thì pháp luật chưa thể căn cứ vào nguyện vọng của cháu. Nên tốt nhất bạn nên làm các thủ tục chứng minh khả năng tài chính của mình là đảm bảo được quyền lợi về mọi mặt cho bé. Bên cạnh đó, bạn có thể đưa ra các căn cứ có cơ sở  cho rằng nếu cháu bé được chồng cũ và vợ hai của anh ta nuôi dưỡng sẽ có ảnh hưởng thiếu tích cực đến cháu như thế nào, ví dụ như sau ý định nuôi cháu chỉ xuất phát từ khi hai người đó khó có con, tình cảm cha ruột mẹ kế đối với cháu…

Hỏi: Em năm nay 20 tuổi. Em quen bạn trai được một hơn một năm và chúng em đã có vài lần đi quá giới hạn. Giờ em nhận ra hai bọn em  không hợp nhau và không muốn tiến tới hôn nhân với anh ấy nhưng anh ấy không đồng ý chia tay. Cách đây vài hôm anh ấy hẹn gặp em bảo là  đồng ý chia tay và muốn quan hệ với em lần cuối. Em đồng ý gặp mặt nhưng không muốn dây dưa gì, chỉ đơn thuần là nói chuyện. Nhưng anh ấy lại ép em quan hệ và đe dọa nếu không cho thì anh ấy sẽ kể hết chuyện bọn em cho gia đình em biết. Em nghĩ đã có một lần thì cũng có thể  có lần sau anh ấy dùng chuyện đó để ép buộc em phải quan hệ. Em muốn nhờ quý báo tư vấn em nên làm gì để chấm dứt hoàn toàn với anh ấy? (Tố Hà - TP. Vinh)
Trả lời: Chào bạn, việc bạn trai bạn có hành vi cưỡng ép, đe dọa nhằm giao cấu trái ý muốn của bạn thì theo quy định pháp luật, bạn trai bạn có  thể bị truy cứu  trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm. Bạn có thể căn cứ vào quy định của pháp luật, cảnh báo cho bạn trai bạn biết để chấm dứt hoàn toàn hành vi cưỡng ép bạn quan hệ. Nếu không bạn sẽ tố cáo đến cơ quan cảnh sát điều tra để truy cứu trách nhiệm hình sự, khi đó sẽ không đơn thuần là chuyện riêng của hai bạn nữa.
Hỏi: Hôm thứ Hai tuần rồi trong lúc lái xe ra khỏi bãi giữ xe, tôi có xảy ra va chạm với một người phụ nữ đi ngược chiều khiến áo của chị ta bị  rách một đường, còn quần tôi bị lủng một vết lớn. Nguyên nhân là do chị ta khi đi vào bãi giữ xe rồ ga mạnh, mất kiểm soát và va quẹt vào xe  tôi. Thế nhưng chị ta cứ một hai bắt tôi đền cái áo bị rách, nói đó là hàng hiệu và bảo tôi bồi thường cho chị ta 3 triệu đồng.Tôi đang vội đi nên không tiện tranh cãi với chị ta và đưa tạm 500 ngàn đồng và số điện thoại liên lạc sau. Đến nay chị ta cứ liên tục điện thoại đòi nốt 2 triệu rưỡi đồng kia trong khi tôi đã nói chị ta có lỗi trước, dù sao cũng do quẹt vào xe tôi mà áo chị ta mới bị rách nên tôi đưa 500 ngàn đồng đó xem như phụ cho rồi. Theo quý báo, tôi có phải bồi thường toàn bộ giá trị cái áo đó không? (Minh Toàn - TP.HCM)
Trả lời: Theo như thông tin bạn cung cấp, việc để xảy ra tai nạn bạn không có lỗi, lỗi hoàn toàn do người kia gây ra nên dù có thiệt hại thực tế  xảy ra thì bạn cũng không phải chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này.
Được tư vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Chánh (Giám đốc Công ty Luật TNHH Đức Chánh); Chuyên viên pháp lý Trần Mai Hạnh (http://www.luatducchanh.vn/).
Nguồn: http://phunungaynay.vn/cong-so/phap-luat/2530/phu-nu--gia-dinh.html

Sưu tầm bài viết: Thủ tục hôn thú

Trả lời: Theo Điều 9, 10 Luật Hôn nhân & Gia đình năm 2000
Hỏi: Tôi quen với anh là Việt kiều Mỹ. Sắp đến anh ấy sẽ về nước và chúng tôi sẽ đăng ký kết hôn tại Việt Nam. Tôi muốn hỏi về hồ sơ đăng ký kết hôn với người định cư ở nước ngoài thì cần những thủ tục, giấy tờ gì? (Mỹ Tiên, Q.3)
Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam không quá 25 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí. Trường hợp Sở Tư pháp yêu cầu cơ quan công an xác minh thì thời hạn được kéo dài không quá 10 ngày làm việc.
Được tư vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Chánh (Giám đốc Công ty Luật TNHH Đức Chánh); Luật sư Bùi Thị Mỹ Linh (VPLS Lâm Hồng Khánh).

Nguồn: http://phunungaynay.vn/cong-so/phap-luat/2176/thu-tuc-hon-thu.html

9 tháng 7, 2014

Sưu tầm bài viết: Vụ tai nạn khi chơi trò chơi: KDL vẫn đổ lỗi cho người chơi

Các ý kiến cho rằng cần xác định lỗi để bồi thường chứ không thể đổ hết trách nhiệm cho người chơi.
Về vụ tai nạn của chị D. khi chơi trò chơi đua xe F1 tại Khu du lịch Hồ Mây (Bà Rịa-Vũng Tàu), chiều 8-7, ông Trần Mạnh Hùng - thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Cáp treo Vũng Tàu, cho biết công ty đã trang bị thêm áo giáp mặc phía dưới phần bụng của du khách chơi trò chơi.
Bảo hiểm chưa kết luận ai có lỗi
Theo ông Hùng, trong vụ tai nạn, nhân viên đã hướng dẫn cho du khách cách chơi, thắt dây an toàn cho khách. Tai nạn xảy ra là do chồng chị NTTD đã đạp nhầm chân ga nên xe đâm vào thành của khúc cua dẫn tới tai nạn. Sau tai nạn, công ty mời Công ty Bảo hiểm Bảo Minh đến để xác định trách nhiệm bảo hiểm. Nhân viên Bảo Minh xác định tai nạn do lỗi của người chơi nên từ chối chi trả.
Viện dẫn việc đạp nhầm chân ga với chân thắng trên bảng hướng dẫn, chủ Khu du lịch Hồ Mây không bồi thường cho du khách. Ảnh: K.LY
Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi, ông Đào Xuân Lĩnh - Trưởng phòng Giám định bồi thường (Bảo Minh Bà Rịa-Vũng Tàu) lại cho hay: Công ty chưa có thông báo chính thức nào về vụ việc này. “Khu du lịch cho rằng Bảo Minh khẳng định lỗi thuộc về du khách nên bảo hiểm không bồi thường là chưa đúng. Chúng tôi chưa có phát biểu chính thức nào về vụ việc. Đến sáng 8-7, chúng tôi mới nắm được vụ việc do nhân viên phòng khai thác phụ trách hợp đồng báo lại. Theo đó, khi xảy ra vụ việc, khu du lịch chỉ thông báo bằng miệng cho nhân viên và nhân viên đã xuống hiện trường. Tuy nhiên, đây là cách làm việc không chính thức, không đúng quy định. Khi xảy ra vụ việc, khách hàng phải thông báo bằng văn bản để phòng giám định bồi thường cử cán bộ đến nắm hồ sơ, làm việc với các bên. Chúng tôi đã hướng dẫn nhân viên phòng khai thác, thông báo lại với Công ty Cáp treo, yêu cầu công ty sớm gửi văn bản chính thức cho chúng tôi”.
Theo ông Lĩnh, Công ty Cáp treo và khách hàng gặp nạn phải cùng cơ quan chức năng ngồi lại để xem xét các quy định, khuyến cáo, nội quy để biết lỗi thuộc về ai. “Hiện chúng tôi không thể trả lời ngay rằng có chi trả tiền bảo hiểm hay không. Khi phát sinh trách nhiệm của Công ty Cáp treo, tức lỗi thuộc về họ và họ phải bồi thường thì khi đó mới phát sinh trách nhiệm bảo hiểm của chúng tôi” - ông Lĩnh nhấn mạnh.
Trước đó, chị D. cho hay chị và gia đình không đồng tình với cách trả lời của khu du lịch khi đổ lỗi tai nạn là do lỗi của du khách.
Theo hợp đồng bảo hiểm ký kết giữa Công ty Cáp treo Vũng Tàu và Bảo Minh Bà Rịa-Vũng Tàu, giới hạn trách nhiệm thương tật về người là 100 triệu đồng/người/vụ. Hiện trên khu du lịch có 19 trò chơi hầu hết trong số đó là các trò chơi mạo hiểm.
Phải xác định lỗi
Theo luật sư Nguyễn Đức Chánh, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đức Chánh (TP.HCM), trong các trường hợp khách hàng tham gia trò chơi bị tai nạn tại khu vui chơi - giải trí thì trách nhiệm đầu tiên thuộc về doanh nghiệp kinh doanh khu vui chơi giải trí đó.
Nếu doanh nghiệp có mua bảo hiểm, khi xảy ra tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền cho bên mua bảo hiểm hoặc cho người thứ ba theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm. Trường hợp tai nạn là do hành động hoặc sai sót có tính chất cố ý của bên thứ ba hoặc người được bảo hiểm thì sẽ loại trừ trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.
Hành động hoặc sai sót của bên thứ ba để xảy ra tai nạn trong các trò chơi phải là “cố ý”. Trong các trò chơi mạo hiểm, hành động “cố ý” này biểu hiện dưới dạng không thắt dây an toàn hoặc cố tình tháo dây an toàn sau khi nhân viên khu vui chơi đã thắt dây; cố tình che giấu bệnh tật mà khu vui chơi đã khuyến cáo… Còn những sai sót, hành động không mang tính cố ý mà bị tai nạn, doanh nghiệp vẫn phải bồi thường.
Trong một số trường hợp, mức bảo hiểm không đủ cho chi phí điều trị, phục hồi sức khỏe… cho người bị tai nạn thì doanh nghiệp khu vui chơi phải bồi thường cho đủ theo thực tế.
Còn luật sư Trịnh Thanh (Văn phòng Luật sư Người Nghèo) thì phân tích: Không thể dựa vào ý kiến cá nhân của một nhân viên bảo hiểm để đổ hết lỗi cho khách hàng. Trường hợp này phải xem lại toàn bộ quy trình vận hành trò chơi, phương tiện, khuyến cáo… mới xác định lỗi thuộc về ai. Lỗi có thể là lỗi hoàn toàn của người chơi, của khu du lịch hoặc lỗi hỗn hợp. Muốn xác định điều này, phải có cơ quan chuyên môn hoặc tòa án.
Ông cũng lưu ý, với các trò chơi mạo hiểm, các công ty kinh doanh trò chơi ý thức được nguy cơ tai nạn cho du khách nên họ mua bảo hiểm để chia sẻ rủi ro. Vì thế ngay cả khi khu du lịch không có lỗi, họ cũng nên hỗ trợ vì đó là đạo đức kinh doanh.
K.LY - H.TÚ - V.TRẦN

Chủ khu vui chơi phải chịu trách nhiệm an toàn
Phóng viên: Thưa ông, cơ quan kiểm định thực hiện những công đoạn nào trong quy trình kiểm định các trò chơi?
+ Ông Lê Công Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm định kỹ thuật An toàn khu vực 2, đơn vị cấp phiếu kiểm định an toàn đối với trò chơi: Thông thường các trò chơi đều có quy trình kiểm định. Cụ thể ở trò chơi đua xe F1, bộ phận kiểm định kiểm tra toàn bộ cấu tạo của xe, đánh giá cơ cấu các bộ phận an toàn như thắng, dây an toàn… để cấp chứng nhận an toàn các thiết bị. Ngoài ra còn kiểm tra liên quan đến việc vận hành như đường đua, khoảng cách, thời gian để các xe xuất phát…
. Vậy sau khi kiểm định, ai sẽ chịu trách nhiệm an toàn các trò chơi?
+ Các đơn vị quản lý trò chơi phải tuân thủ các quy định về quản lý vận hành, chịu trách nhiệm điều phối, đảm bảo an toàn cho người tham gia trò chơi.
. Trung tâm là đơn vị cấp phiếu kiểm định trò chơi xe thể thao F1 tại Khu du lịch Hồ Mây. Trung tâm có nắm thông tin việc tai nạn vừa xảy ra hay không?
+ Chúng tôi đã nắm thông tin về vụ tai nạn này. Theo báo cáo của anh em tham gia kiểm định, các thiết bị trò chơi tại Khu du lịch Hồ Mây đều an toàn, không có dấu hiệu bất thường. Tuy nhiên, trung tâm sẽ cử cán bộ xuống hiện trường để nắm thêm thông tin, diễn biến vì sao người chơi lại bị tai nạn để tư vấn cho đơn vị quản lý trò chơi vận hành an toàn.
. Ông có khuyến cáo gì với đơn vị kinh doanh trò chơi này?
+ Bất cứ một hệ thống trò chơi nào cũng đều có quy định về vận hành thiết bị để đảm bảo an toàn cho người chơi. Đơn vị kinh doanh trò chơi phải tuân thủ nghiêm quy trình vận hành, bố trí lực lượng theo dõi, giám sát để can thiệp kịp thời khi xảy ra sự cố, khi người chơi không tuân thủ quy trình… Vì khi vận hành sẽ phát sinh nhiều sự cố mà khi kiểm tra không phát hiện…
. Xin cảm ơn ông.


Nguồn: plo.vn

Sưu tầm bài viết: Muốn tránh nghe lén, phải biết mình cài đặt gì

Các chuyên gia của Vinaphone, Bkav, Athena đã tập trung giải đáp trực tuyến nhiều câu hỏi của bạn đọc.
Khách mời tại buổi giao lưu trực tuyến “Điện thoại thông minh và nỗi lo bị nghe lén” do báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức sáng 8-7 đã chỉ ra rằng “Khi điện thoại bị tấn công sẽ có các biểu hiện: Hết pin nhanh hơn thường lệ, tự động kết nối Internet, âm thanh lạ khi đàm thoại và cước di động bị trừ bất thường…”.
VinaPhone: sẽ có ứng dụng bảo mật  riêng cho thuê bao
Lý giải về cách các công ty nghe lén thông qua thiết bị điện thoại, ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm Đào tạo quản trị và An ninh mạng Athena, cho rằng: “Để thực hiện nghe lén thì phải có hành vi cài phần mềm nghe lén vào thiết bị. Khi đó phần mềm sẽ thực hiện các chức năng ghi âm, chụp ảnh, đọc tin nhắn… Nội dung này sẽ được chuyển về máy chủ lưu trữ (server) thông qua mạng Internet (Wi-Fi hoặc 3G). Người thực hiện nghe lén sẽ kết nối vào máy chủ để nghe nội dung cuộc gọi, xem ảnh được chụp từ camera... Đây là cách đọc nội dung khi bị nghe lén.
Buổi giao lưu trực tuyến nóng lên khi các khách mời  tranh luận sôi nổi lúc một bạn đọc đặt câu hỏi với nhà mạng: nếu smartphone bị nghe lén, nhà cung cấp mạng có phát hiện được không?
Buổi giao lưu trực tuyến “Điện thoại thông minh và nỗi lo bị nghe lén” do báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức sáng 8-7. Ảnh: HUYỀN VI
Ông Đoàn Xuân Hợp, Phó phòng Kinh doanh của VinaPhone, giải thích: “Hiện nay có xuất hiện hiện tượng các thuê bao bị cài mã độc dẫn đến nguy cơ bị nghe lén, đánh cắp thông tin cá nhân, tự động gửi tin nhắn. Do việc cài đặt trên thiết bị của khách hàng, VinaPhone không có quyền chủ động can thiệp để vào thiết bị của khách hàng. Tuy nhiên, nhằm bảo vệ quyền lợi và nâng cao nhận thức của các khách hàng về vấn đề này, VinaPhone đã triển khai các biện pháp: Gửi nhiều đợt tin nhắn, cập nhật thông tin lên website khuyến cáo khách hàng thận trọng khi cài đặt các ứng dụng, khi cài đặt cần đọc kỹ các điều khoản, tránh cài đặt những ứng dụng không rõ nguồn gốc hoặc can thiệp quá sâu vào thiết bị. Trong thời gian tới, VinaPhone sẽ hợp tác với một số hãng bảo mật nhằm cung cấp các ứng dụng bảo mật dành riêng cho các thuê bao VinaPhone.
Xài điện thoại “cùi” vẫn có thể bị theo dõi
Bạn đọc Đình Nghiêm, tỉnh Tây Ninh cũng hỏi: “Hiện nay để tiện lợi, ai cũng muốn đưa nhiều thông tin vào điện thoại càng nhiều càng tốt, thậm chí là mật khẩu ngân hàng, mật khẩu email. Vậy xu hướng này có phải là có hại không? Nếu vẫn chấp nhận cách lưu thông tin như trên nhưng muốn giữ điện thoại an toàn thì có giải pháp nào khác ngoài cài phần mềm diệt virus không?”. Ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch phụ trách an ninh mạng thuộc Công ty Bkav, chia sẻ: “Đây không phải là một xu hướng có hại, bởi việc tích hợp các thông tin, ứng dụng, tiện ích lên thiết bị cầm tay là xu hướng tất yếu của người dùng. Tuy nhiên, tiện lợi thì luôn đi kèm với rủi ro. Nếu không sử dụng công cụ kỹ thuật để bảo vệ thông tin, dữ liệu thì người dùng chỉ có thể tự mình nâng cao cảnh giác trong cài đặt và sử dụng phần mềm trên điện thoại. Ngoài ra cần giữ điện thoại là vật bất ly thân, không cho người khác mượn sử dụng hay kết nối điện thoại với máy tính một cách tùy tiện. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn khuyến nghị người dùng nên sử dụng các biện pháp kỹ thuật để bảo vệ điện thoại một cách triệt để, toàn diện.
Trước những vấn đề mất an toàn thông tin trên điện thoại thông minh, bạn đọc Phạm Đình cũng “dí dỏm” khi đặt vấn đề quay lại sử dụng điện thoại màn hình trắng đen. Ông Ngô Tuấn Anh lý giải: “Việc sử dụng điện thoại nào là tùy vào nhu cầu của người dùng, loại điện thoại nào cũng có những điểm mạnh và điểm yếu nhất định. Đối với dòng điện thoại đen trắng truyền thống, do hạn chế về tính năng và kết nối nên nguy cơ bị tấn công là thấp hơn nhiều. Tuy nhiên, cũng không thể loại trừ nguy cơ loại điện thoại này bị cài chip nghe lén hoặc tấn công qua sóng điện thoại.
NAM TRÂN

Các hình thức lừa đảo nổi cộm
- Nhắn tin hoặc gọi điện thoại cho khách hàng thông báo khách hàng trúng giải thưởng và đề nghị khách hàng gọi điện thoại/nhắn tin một số thuê bao nào đó để xác minh/nhận thưởng.
- Nhắn tin, gọi điện giả mạo thông báo nợ cước và yêu cầu khách hàng thanh toán, cung cấp thông tin để thanh toán cước.
- Khuyến khích, dụ dỗ khách hàng tải các ứng dụng có chứa mã độc, qua đó tiến hành nghe lén, đánh cắp thông tin cá nhân, tự động gửi tin nhắn…
Nghe lén người khác, coi chừng mang họa
Theo quy định Điều 38 BLDS 2005 về quyền bí mật đời tư, hoạt động bí mật thu thập thông tin cá nhân và hành vi mua thông tin hoặc giám sát các máy điện thoại và đời tư của người khác của một số cá nhân, tổ chức là trái với quy định của pháp luật và xâm phạm nghiêm trọng đến quyền bí mật đời tư của cá nhân.
Vì vậy, người bị nghe lén, bị xâm phạm bí mật đời tư có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự về “Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông Internet vi phạm Điều 226 BLHS” và “Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác” theo Điều 125 BLHS do cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, giải quyết với tư cách là người bị hại trong vụ án.
Hoặc nếu các cơ quan tiến hành tố tụng tách riêng giải quyết vụ án dân sự sau thì những người bị nghe lén, bị xâm phạm bí mật đời tư có quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại. Căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại là theo Điều 604, 611 BLDS và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8-7-2006 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Luật sư NGUYỄN ĐỨC CHÁNH, Đoàn Luật sư TP.HCM


Nguồn: plo.vn

7 tháng 7, 2014

Sưu tầm bài viết: Hành vi chăn dắt ăn xin: Xử quá nhẹ là tiếp tay cho sự vô nhân đạo!

Hành vi chăn dắt ăn xin đang ngày càng phổ biến trên cả nước do chế tài xử lý quá nhẹ. Theo luật sư Nguyễn Đức Chánh, việc xử lý nhẹ đến mức như “bỏ qua” hành vi tàn nhẫn này đang góp phần tạo ra sự vô cảm trong xã hội.
 

Hai đường dây chăn dắt ăn xin vừa bị phát hiện ở Đồng Nai đang gây bức xúc dư luận thời gian qua. Nhưng điều đáng lo ngại là cơ quan chức năng chỉ có thể xử lý hành chính, không thể “mạnh tay” đối với những kẻ ăn trên mồ hôi, nước mắt của những số phận thiệt thòi. Và như vậy, một lần nữa pháp luật phải “bó tay” với kẻ ác vì “chưa đủ luật”?
Người già, trẻ nhỏ bị ép đi ăn xin trong 2 đường dây chăn dắt vừa bị phát hiện ở Đồng Nai
Người già, trẻ nhỏ bị ép đi ăn xin trong 2 đường dây chăn dắt vừa bị phát hiện ở Đồng Nai
Dân trí đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Đức Chánh, Giám đốc Công ty luật Đức Chánh về vấn đề này.
Thưa luật sư, với hành vi của các đối tượng chăn dắt các cụ già, người khuyết tật và trẻ em đi ăn xin để thu lợi bất chính mà báo chí đưa tin thời gian qua, pháp luật quy định xử phạt như thế nào?
Về xử phạt hành chính, hành vi ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng; Hành vi của cha, mẹ, người giám hộ ép buộc trẻ em đi lang thang kiếm sống hoặc lợi dụng trẻ em đi lang thang để trục lợi cũng bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; Hành vi ép buộc người cao tuổi lao động hoặc làm những việc trái quy định của pháp luật bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Còn hành vi tổ chức, ép buộc trẻ em đi xin ăn hoặc cho thuê, cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Hành vi bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với người cao tuổi bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Ngoài ra, hành vi bắt, ép buộc người già, trẻ em đi ăn xin, làm công việc nặng nhọc, độc hại… cũng có thể xử lý hình sự về tội hành hạ người khác theo Điều 110 Bộ luật Hình sự nếu xác định được đối tượng chăn dắt đối xử tàn ác với người lệ thuộc. Mức phạt cho hành vi này là phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.
Nếu hành vi đối xử tàn ác này gây thương tích thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 104 BLHS). Hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình nếu nạn nhân là ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình thì phạm tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình (Điều 151 BLHS). Cũng có thể xem xét về tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em theo Điều 228 BLHS.
Nếu nói có thể xử phạt hình sự các vụ việc này, vậy tại sao thời gian qua các cơ quan chức năng đều chỉ có thể phạt hành chính?
Có thể nói rằng với căn cứ ở các điều luật mà tôi đã nêu thì rất khó xử lý hình sự hành vi chăn dắt người già hay trẻ em đi ăn xin, bán vé số… Vì để chứng minh được hành vi này đã cấu thành tội hành hạ người khác thì phải chứng minh những kẻ chăn dắt này có hành vi đối xử tàn ác như gây đau đớn về thể xác, đè nén, áp bức về tinh thần của người bị lệ thuộc. Đồng thời phải chứng minh người già, người khuyết tật hay trẻ em phải là người lệ thuộc (có thể lệ thuộc về quan hệ gia đình như con cái, cha mẹ hay lệ thuộc về kinh tế…) với những kẻ chăn dắt.
Còn đối với Điều 228 Bộ luật Hình sự thì rõ ràng để xác định sử dụng trẻ em đi xin ăn, bán vé số,… có phải là làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hay không là rất khó.
Theo luật sư, các hình phạt trong quy định pháp luật hiện nay đã đủ sức răn đe, giáo dục các đối tượng hay chưa?
Như tôi đã trình bày như trên, việc khó xử lý những kẻ chăn dắt này bằng biện pháp hình sự mà chỉ dừng lại việc xử phạt hành chính thì không đủ sức răn đe, giáo dục những người này.
Vì việc thu thập chứng cứ để xử lý hành vi chăn dắt là rất khó khăn. Nhưng khi có được chứng cứ rồi thì so mức xử phạt về hành vi chăn dắt này với những khoản thu lợi bất chính mà họ đã có được thì chẳng ăn thua gì. Điều này không có tác dụng cảnh tỉnh hay răn đe. Chỉ khi nào chúng ta có quy định hình sự để xử lý những hành vi chăn dắt này thì có thể sẽ giảm đi hoặc ngăn chặn được hành vi này. 
Cảm nhận của luật sư về hành vi của những đối tượng này như thế nào?
Hình ảnh người khuyết tật trườn dài dọc đường, cụ già ngồi trên xe lăn được một người thanh niên khỏe mạnh đẩy đi khắp chợ, em bé suốt ngày ngủ li bì trên tay người được gọi là “mẹ” đi ăn xin, bán vé số… là rất thương tâm. Họ đều là những người không có khả năng tự vệ, những đứa trẻ yếu ớt, người khuyết tật, người già bị hành xác mà hàng ngày phải kiếm tiền để đem về cho những kẻ chăn dắt, những kẻ khỏe mạnh nhưng lại chọn cách kiếm sống bằng việc “ký sinh” trên thân thể người khác. Hành động trên của những kẻ chăn dắt là vô nhân đạo, tàn nhẫn, bất cứ ai, xã hội nào cũng không thể chấp nhận được.
Những việc làm tàn nhẫn này không chỉ gây hại cho cụ già, người khuyết tật hay trẻ em bị lợi dụng mà còn góp phần tạo ra sự “vô cảm” trong xã hội. Vì không một người tốt nào lại muốn bị cho rằng mình có “lỗi” trong việc tạo ra mảnh đất màu mỡ để “dịch vụ chăn dắt” phát triển, từ chính “việc thiện” không đúng chỗ của mình. Hay đứng trước “việc thật, người thật” lại nghi ngờ, hoài nghi có phải là đang đóng kịch, dàn cảnh hay không?
Vậy theo luật sư, phải làm gì để thay đổi tình trạng này?
Chính vì những điều trên, theo quan điểm cá nhân tôi thì trong lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự sắp tới, chúng ta nên xây dựng điều luật riêng về hành vi “Lợi dụng người già, người khuyết tật, trẻ em để trục lợi”. Chỉ có điều này mới đủ sức răn đe và xử lý thích đáng hành vi của kẻ lợi dụng người già, người khuyết tật, trẻ em đi xin ăn, bán vé số,… để trục lợi.
Tôi xin khẳng định lại là nếu chúng ta không mạnh tay trong việc xử lý hình sự với những kẻ chăn dắt này mà chỉ trông chờ vào đạo đức hay giáo dục, thì chúng ta khó có thể dẹp được vấn nạn này. Mặt khác, cần phải nâng cao hơn nữa phúc lợi xã hội cũng như xây dựng trung tâm bảo trợ xã hội để hỗ trợ phần nào lượng người già, người khuyết tật và trẻ em lang thang, cơ nhỡ.
Xin cảm ơn luật sư!
Tùng Nguyên (thực hiện)

Sưu tầm bài viết: Buộc tham ô không được thì cột tội khác

Mới đầu cơ quan chức năng cáo buộc ông Đặng Quốc Khanh tham ô hàng trăm triệu đồng nhưng qua giám định tài chính, số tiền thiệt hại cuối cùng chỉ còn hơn 7 triệu đồng.
Mới đây, TAND thị xã La Gi (Bình Thuận) đã hoãn xử vụ án ông Đặng Quốc Khanh (nguyên giám đốc Trung tâm Dạy nghề thị xã La Gi) lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại cho nhà nước hơn 7 triệu đồng. Vụ án này ban đầu cơ quan tố tụng xác định trong ba năm, từ 2009 đến 2011, với cương vị giám đốc, ông Khanh đã có nhiều sai phạm trong việc quản lý tài chính gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 302 triệu đồng.
Từ tham ô hơn hàng trăm triệu…
Tháng 5-2012, Sở Tài chính tỉnh Bình Thuận đã ra quyết định thanh tra việc quản lý, sử dụng, quyết toán nguồn kinh phí ngân sách cấp, nguồn kinh phí khai thác năm 2010 và năm 2011 tại Trung tâm Dạy nghề thị xã La Gi. Kết luận thanh tra nhận xét: “Việc quản lý tài chính tại trung tâm còn nhiều thiếu sót, vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính. Trách nhiệm này thuộc về ông Đặng Quốc Khanh”. Và với cương vị giám đốc, ông Khanh đã “thể hiện nhiều sai sót trong công tác quản lý tài chính tại đơn vị; đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn xác lập các chứng từ kế toán không đúng thực tế phát sinh để quyết toán ngân sách nhà nước”, gây thiệt hại cho Nhà nước trên 300 triệu đồng.
Ông Đặng Quốc Khanh. Ảnh: HỒNG TÚ
Từ đó, kết luận thanh tra đề nghị tổ chức kiểm điểm trách nhiệm và có hình thức xử lý kỷ luật đối với ông Khanh. Sau đó, ông Khanh đã bị kỷ luật khai trừ Đảng, cách chức giám đốc trung tâm.
Chưa hết, tháng 10-2013, cơ quan điều tra Công an thị xã La Gi ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Khanh về tội tham ô tài sản. Theo đó, ông Khanh đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi tự ý khoán tiền giảng dạy và các giáo viên dạy hợp đồng dạy không đủ tiết nhưng vẫn quyết toán đúng số giờ, tiết học theo quy định để lấy tiền chênh lệch gần 200 triệu đồng chia cho cán bộ, nhân viên trung tâm.
... đến gây thiệt hại hơn 7 triệu đồng
Ngày 20-1-2014, Sở Tài chính tỉnh Bình Thuận đã ra kết luận giám định tài chính trả lời cho quyết định trưng cầu giám định tài chính của cơ quan điều tra. Theo đó, tổng số tiền hơn 302 triệu đồng trung tâm đã vi phạm theo kết luận thanh tra trước đó của Sở Tài chính, qua giám định tài chính thực tế, trung tâm chỉ gây thiệt hại số tiền gần 43,2 triệu đồng. Riêng số tiền gần 260 triệu đồng, trung tâm chưa gây thiệt hại cho Nhà nước.
Ngày 24-2, cơ quan điều tra đã ra quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can đối với ông Khanh từ tội tham ô tài sản sang tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Ngày 6-3, bản kết luận điều tra vụ án của cơ quan điều tra Công an thị xã La Gi đề nghị VKS cùng cấp truy tố ông Khanh về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gây thiệt hại cho Nhà nước gần 43,2 triệu đồng. Trên cơ sở đó, ngày 20-3, VKSND thị xã La Gi ban hành cáo trạng truy tố ông Khanh.
Tuy nhiên, ngày 15-5, Sở Tài chính tỉnh Bình Thuận có văn bản gửi VKSND thị xã La Gi kết luận trong số tiền gần 43,2 triệu đồng được xác định gây thiệt hại cho Nhà nước có 36 triệu đồng là khoản tiền chi thuê xe phục vụ công tác của trung tâm, số tiền này không gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước.
Từ những kết luận này, ngày 21-5, VKSND thị xã La Gi đã thay đổi cáo trạng trước đây bằng cáo trạng mới. Cáo trạng mới xác định trong ba năm (2009-2011), ông Khanh gây thiệt hại cho Nhà nước chỉ còn gần 7,2 triệu đồng.
Có đáng để xử hình sự?
Luật sư Nguyễn Đức Chánh (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ nằm trong nhóm các tội phạm về tham nhũng, có dấu hiệu nhận biết là vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác. Để xử lý ông Khanh về tội danh này, cơ quan tố tụng phải chứng minh ông Khanh đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái công vụ “vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác”. Trong khi đó, hành vi sai phạm của ông Khanh chỉ là “sai phạm về nguyên tắc quản lý tài chính”, như vậy nếu xử lý hình sự ông Khanh thì phải xử lý về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mới đúng.
“Số tiền thiệt hại 7,2 triệu đồng trong ba năm chỉ tương đương khoảng 6.000 đồng/ngày. Tôi cho rằng thiệt hại này quá nhỏ, mức độ nguy hiểm cho xã hội không đáng kể. Việc xử lý hình sự ông Khanh là không đáng” - luật sư Chánh nhận xét.
Trao đổi với PV, ông Khanh cho biết số tiền gần 7,2 triệu đồng mà cáo trạng quy buộc ông đã gây thiệt hại cho Nhà nước là không đúng. Số tiền này là tiền giảng dạy đã được chi theo đúng kế hoạch giảng dạy, có người ký nhận theo đúng nội dung chi. “Bản thân tôi không chiếm đoạt một khoản tiền nào của Nhà nước. Nếu thật sự trong ba năm tôi gây thiệt hại cho trung tâm số tiền 7.150.000 đồng mà cách chức, khai trừ Đảng và xử lý hình sự tôi thì hỏi có tương xứng hay không?” - ông Khanh chua xót nói.
HỒNG TÚ

Không có động cơ vụ lợi
Nội dung vụ án cho thấy sai phạm của ông Khanh (nếu có) là sai phạm về quản lý tài chính, nếu đủ điều kiện xử lý hình sự thì xử lý về nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Cơ quan tố tụng thị xã La Gi xử lý hình sự ông Khanh về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ thuộc nhóm tội phạm về tham nhũng là chưa phù hợp. Bởi cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh được ông Khanh có hành vi “vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác” mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ.
Thực tiễn xét xử cho thấy những trường hợp có hành vi vi phạm như cáo trạng truy tố thường bị xử lý về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 BLHS). Tuy nhiên, tội danh này có mức định lượng gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên (hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm) thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
ThS Mai Khắc Phúc, giảng viên luật hình sự,
ĐH Luật TP.HCM

3 tháng 7, 2014

Vụ hiếp dâm em vợ chỉ lãnh 2 năm tù: Tòa án đã bỏ sót nhiều tình tiết tăng nặng

Theo khoản 1 Điều 111 BLHS, người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. 

Trong vụ án anh rể hiếp dâm em vợ gây thương tích 17%, TAND TP Nha Trang (Khánh Hòa) tuyên phạt Nguyễn Trường Thọ hai năm tù với hai tình tiết giảm nhẹ là thành khẩn khai báo (dù tại tòa mới nhận tội) và bồi thường cho nạn nhân (điểm p, b khoản 1 Điều 46 BLHS), không có tình tiết tăng nặng nào.
Theo tôi, HĐXX TAND TP Nha Trang đã bỏ sót một số tình tiết tăng nặng theo Điều 48 BLHS trong vụ án. Cụ thể:
Thứ 1: Hành vi của Thọ là hết sức manh động, ngay trước mặt mẹ vợ, cố tình thực hiện việc hiếp dâm em vợ đến cùng. Điều này thể hiện ở điểm, Thọ đã lôi em từ phòng khách, phòng ngủ rồi đến nhà bếp cùng với hành vi sờ mó, kẹp cổ, cởi đồ, rồi dùng miệng cắn vào ngực, dùng tay móc vào vùng kín và nằm đè lên người để thực hiện hành vi. Trong khi bị hại đã la lên và mẹ vợ cũng kêu cứu thì Thọ vẫn thực hiện quyết liệt, chỉ dừng lại khi bị cây sắt đánh vào lưng. Đây là việc cố tình thực hiện tội phạm đến cùng theo điểm e khoản 1 Điều 48 BLHS, cho thấy sự xem thường pháp luật.
Thứ 2: Thọ gây ra tỉ lệ thương tích 17% cho nạn nhân, thuộc tình tiết “dùng vũ lực” để thực hiện hành vi giao cấu trái với ý muốn nạn nhân theo Điều 111 BLHS. Tuy không thể tách riêng để xử lý hành vi cố ý gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho
Tuy nhiên, trong vụ án anh rể hiếp dâm em vợ gây thương tích 17% chỉ lãnh hai năm tù, tôi cho rằng HĐXX TAND TP Nha Trang đã bỏ sót một số tình tiết tăng nặng theo Điều 48 BLHS trong vụ án. Cụ thể:
Thứ 1: Hành vi của Thọ là hết sức manh động, ngay trước mặt mẹ vợ, cố tình thực hiện việc hiếp dâm em vợ đến cùng. Điều này thể hiện ở điểm, Thọ đã lôi em từ phòng khách, phòng ngủ rồi đến nhà bếp cùng với hành vi sờ mó, kẹp cổ, cởi đồ, rồi dùng miệng cắn vào ngực, dùng tay móc vào vùng kín và nằm đè lên người để thực hiện hành vi. Trong khi bị hại đã la lên và mẹ vợ cũng kêu cứu thì Thọ vẫn thực hiện quyết liệt, chỉ dừng lại khi bị cây sắt đánh vào lưng. Đây là việc cố tình thực hiện tội phạm đến cùng theo điểm e khoản 1 Điều 48 BLHS, cho thấy sự xem thường pháp luật.
Thứ 2: Thọ gây ra tỉ lệ thương tích 17% cho nạn nhân, thuộc tình tiết “dùng vũ lực” để thực hiện hành vi giao cấu trái với ý muốn nạn nhân theo Điều 111 BLHS. Tuy không thể tách riêng để xử lý hành vi cố ý gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho người khác nhưng điều này cho thấy hành vi của Thọ thuộc tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng”. Hậu quả này không chỉ là tỉ lệ thương tật vĩnh viễn trên cơ thể mà còn là sự tổn hại về tinh thần (nạn nhân bị hội chứng suy nhược thần kinh, tỷ lệ 15%).
Khoản 1 Điều 111 BLHS quy định tỉ lệ thương tật là bao nhiêu, chỉ có khoản 2 Điều 111 BLHS quy định tỉ lệ thương tật theo điểm h “Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật  từ 31% đến 60%”. Đồng thời theo điểm k khoản 1 Điều 48 BLHS cũng không quy định cụ thể mà tuỳ từng hậu quả do từng loại tội phạm gây ra mà xác định trường hợp nào gây hậu quả nghiêm trọng, trường hợp nào gây hậu quả rất nghiêm trọng và trường hợp nào gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 
Vì vậy, theo tôi HĐXX có thể căn cứ vào hậu quả mà Thọ gây ra với em vợ để xác định đây là trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng theo điểm k khoản 1 Điều 48 BLHS.
Với những tình tiết khác trong vụ án thì hình phạt hai năm tù (thấp nhất trong khung hình phạt) mà tòa đã tuyên là chưa đánh giá đúng mức độ, tính chất của hành vi phạm tội cũng như hậu quả mà bị cáo Thọ đã gây ra. 
Trường hợp này bị hại nên kháng cáo và VKS có thẩm quyền cũng nên kháng nghị theo hướng tăng nặng để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Không thể lấy lý do về tính nhân đạo của pháp luật mà xử nhẹ cho những người thực hiện hành vi phạm tội đến cùng, xem thường pháp luật cũng như xem thường sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác.


Như đã đưa tin, chiều tối ngày 27-10-2013, đến nhà mẹ vợ để đón vợ về, thấy em vợ đang tắm phía sau, Nguyễn Trường Thọ liền hối vợ về mau rồi quay xe lại, trèo rào vào nhà lôi em vợ xuống bếp đè ra làm bậy, gây thương tích 17%.
Ấy thế nhưng TAND TP Nha Trang (Khánh Hòa) chỉ xử phạt bị cáo này 2 năm tù.
Cụ thể, theo hồ sơ vụ án, nhìn thấy S. đang ngồi xem ti vi trong phòng khách, Thọ xông vào ôm S. sờ mó loạn xạ. S. la lên: “Mẹ ơi cứu con, thằng Thọ nó xuống hiếp dâm con nè! Mẹ cứu con!”. Lúc này, mẹ của S. chạy ra thấy Thọ đang kẹp cổ lôi S. vào phòng ngủ gần đó. Bà cầm tay S. kéo lại và nói Thọ buông S. ra nhưng Thọ không buông. Bà chạy ra sân kêu la mọi người tới cứu giúp.
Thọ kéo S. xuống nhà bếp đè S. xuống, cởi hết quần áo của S. ra. S. cố chống cự và kêu la thì Thọ dùng miệng cắn vào ngực và người S. rồi dùng tay móc vào vùng kín của S.. Cùng lúc này, mẹ S. chạy vào thấy Thọ đang nằm đè lên người của S.. Bà liền lấy cây sắt đánh vào lưng Thọ. Thọ buông S. ra. Bà kéo S. dậy và đưa S. lên nhà mặc lại quần áo, còn Thọ mở cửa sau bếp và trèo rào bỏ chạy.
Theo kết luận giám định pháp y của Trung tâm Pháp y tỉnh Khánh Hòa, nạn nhân tuy chưa bị tổn thương màng trinh nhưng bị khá nhiều vết thương, trong đó có những vết thương ở núm vú, vết xước giữa ngực; màng trinh có vết xước đỏ bầm rỉ máu…, tỷ lệ thương tật vĩnh viễn 2%. Ngoài ra, nạn nhân còn bị hội chứng suy nhược thần kinh, tỷ lệ 15%. Tổng cộng thương tật là 17%...
Chủ tọa phiên tòa lý giải: HĐXX  tuyên mức án 2 năm tù như vậy là thể hiện sự khoan hồng của pháp luật đối với bị cáo, không thấp cũng không cao…, bị cáo không có tình tiết tăng nặng nào khác, là người chưa có tiền án tiền sự, nếu tuyên bị cáo 2 năm 6 tháng tù thì lại quá nghiêm khắc.