30 tháng 7, 2013

Sưu tầm bài viết về mình: Lái buôn roi điện

Khi roi điện, hơi cay… trở thành “công cụ hỗ trợ” cho bọn cướp, cơ quan chức năng đã quyết liệt triệt phá nhiều đường dây mua bán số lượng lớn nhưng dường như “lái buôn” mặt hàng này vẫn chưa bị xóa sổ tận gốc.

 
Một vụ mua bán, tàng trữ công cụ hỗ trợ bị công an bắt giữ - Ảnh: Đàm Huy

Để kiểm tra hoạt động của một đường dây mua bán roi điện, hơi cay, ngày 18.7, PV Thanh Niên liên lạc với Tôn Thế Vinh (21 tuổi, ngụ Bến Tre) đặt hàng 1 roi điện, 1 bình xịt hơi cay. Vinh yêu cầu cung cấp địa chỉ sẽ mang hàng đến tận nhà sau… Qua trao đổi, Vinh ra giá roi điện 800.000 đồng/cây; bình xịt hơi cay 350.000 đồng/bình. Sau một lúc trả giá Vinh đã đồng ý giảm giá, bán gộp 2 món 1 triệu đồng. Chúng tôi hẹn giao hàng ở bến xe buýt trên đường Phạm Ngũ Lão, Q.1 nhưng Vinh không chịu, đòi cho địa chỉ để đến tận nhà giao hàng…
Bị bắt nhiều lần vẫn... bận rộn giao hàng
Thật ra Vinh không xa lạ gì trên “thị trường” TP.HCM. Vinh là một trong những “đầu nậu” khá nổi tiếng trong giới cung cấp mặt hàng này. Trước đây, chúng tôi đã từng chứng kiến Công an P.2, Q.Tân Bình bắt giữ Vinh. Sau đó Vinh tiếp tục mua bán và bị Đội 2 - Phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45), Công an TP.HCM bắt giữ. Vậy mà đến nay, chúng tôi liên lạc, Vinh vẫn bận rộn đi giao hàng.
Hồi tháng 3.2013, sau nhiều ngày theo dõi, khoảng 15 giờ ngày 19.3, chúng tôi phát hiện Vinh hẹn một khách hàng đến khu B công viên Hoàng Văn Thụ, P.2, Q.Tân Bình giao hàng nên chủ động trình báo và phối hợp với Công an P.2 (Q.Tân Bình) bắt giữ. Lúc đó, roi điện Vinh bán cho khách được ngụy trang dưới dạng đèn pin. Bị bắt quả tang, nhưng cơ quan công an cũng chỉ xử phạt Vinh 6 triệu đồng về hành vi “mua bán công cụ hỗ trợ trái phép”. Sau vụ việc đó, Vinh vẫn tiếp tục móc nối với các “chân rết” cung cấp hàng cho khách.
Một tháng sau đó thì trinh sát Đội 2 (PC45) phát hiện đường dây quy mô lớn của Vinh. Trưa 15.4, tại quán cà phê Cát Đằng trên đường Trần Hưng Đạo, P.1, Q.5, trinh sát Đội 2 đã bắt quả tang T.D.Viễn (19 tuổi; ngụ Q.Tân Phú, là sinh viên của một trường cao đẳng) đang giao hàng cho khách. Kiểm tra trong người Viễn, trinh sát thu giữ 3 roi điện, 1 dùi cui. Viễn khai lấy hàng của Vinh đem đi bán kiếm lời. Bằng biện pháp nghiệp vụ, trinh sát Đội 2 đã bắt giữ Vinh khi đang giao hàng tại một khách sạn ở đường Sư Vạn Hạnh (Q.5), thu giữ 2 roi điện, 3 dùi cui…
Lần này, trinh sát Đội 2 đã bàn giao Vinh cho Công an Q.5, và cơ quan này lại ra quyết định xử phạt hành chính Vinh. Vậy là chỉ trong thời gian ngắn, “lái buôn” này đã bị 2 lần xử phạt hành chính nhưng đến nay vẫn ung dung mua bán như chẳng có chuyện gì xảy ra.
“Xịt một phát, té ngay”
Để tìm hiểu thêm về “thị trường” công cụ hỗ trợ, chúng tôi tiếp tục liên lạc với một thanh niên tên Tùng. Khi biết chúng tôi cần mua các loại hung khí ngụy trang (như roi điện, bình xịt hơi cay, dao bấm…) để phòng thân thì Tùng huyên thuyên: “Anh hỏi đúng chỗ rồi đó, chỗ em đây chuyên nhập các loại đó về phân phối và bán lẻ. Hiện nay, những loại ngụy trang này được nhiều người mua lắm. Em đang có súng điện giống hệt 1 chiếc iPhone 4, hay dưới hình dạng 1 chiếc kềm cắt, bình xịt hơi giống lọ nước hoa… giá sẽ rẻ hơn những chỗ khác, hàng đảm bảo chất lượng và rất an toàn cho người sử dụng. Hiện tại em đang ở Hà Nội mấy anh có lấy thì em sẽ chuyển hàng ngay lập tức, muốn bao nhiêu cũng có, tiền sẽ giao dịch qua tài khoản ngân hàng. Còn chi tiết hàng hóa, mấy anh cứ gõ số điện thoại của em lên mạng sẽ xuất hiện rất nhiều loại hung khí để các anh lựa chọn”.
Quay về lại TP.HCM, theo giới thiệu của một tay “anh chị”, chúng tôi tìm đến khu vực đường Lê Thị Hồng Gấm (Q.1), gặp một thanh niên bày bán dùi cui cao su, đặt vấn đề mua công cụ hỗ trợ để phòng thân. “Cần loại nào, cái gì cũng có”, anh này đáp ngay. Sau khi nghe yêu cầu của chúng tôi, anh này tư vấn: “Nếu muốn gọn nhẹ, dễ sử dụng, không bị bắt thì tui có bình xịt hơi cay dạng thỏi son, một đầu có móc khóa. Chỉ cần móc sẵn vào chìa khóa xe máy. Có gì thì móc ra chơi luôn. Hàng của tui là bảo đảm, xịt một phát, té ngay. Giá triệu hai. Còn cao cấp hơn thì lấy roi điện dạng điện thoại, chích vào là ngất xỉu, triệu rưỡi, hai triệu tùy loại”. Khi chúng tôi đề nghị được xem hàng, thanh niên này cho biết: “Chịu giá, tui kêu người đem hàng ra liền…”.
Đến khu vực Q.5, gần chợ An Đông tìm T., chúng tôi tiếp tục được giới thiệu đèn pin nghiệp vụ kiêm dùi cui điện, roi điện dưới dạng đèn pin, giá tầm 2,5 triệu đồng trở xuống. Cũng giống như thanh niên ở đường Lê Thị Hồng Gấm, T. cũng láo liên, dò xét chúng tôi và bảo chịu giá, đặt cọc, hàng sẽ đem đến tận nhà. T. cho biết thêm, 90% hàng công cụ hỗ trợ trên thị trường có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Trong quá trình xâm nhập, tìm hiểu thực trạng “kinh doanh” công cụ hỗ trợ, nhiều người kinh doanh cho biết nhu cầu tiêu thụ rất lớn. Ai cũng nói mua phòng thân nhưng thực chất người mua sử dụng phòng thân không nhiều mà người mua sử dụng vào mục đích xấu, dùng để tấn công người khác cướp tài sản bị bắt ngày càng nhiều. Đã có những vụ dùng bình xịt hơi cay tấn công người đi đường cướp xe. Đó là chưa nói nhiều loại thoạt nhìn qua trong không khác gì vũ khí bắn đạn chuyên nghiệp.
Có thể bỏ lọt tội phạm
Theo luật sư Nguyễn Đức Chánh (Đoàn luật sư TP.HCM), khoản 1 điều 233 BLHS quy định: “Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm”. Do vậy, trường hợp một người đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm là đã cấu thành tội phạm, chứ không thể tiếp tục xử phạt hành chính nhiều lần. Việc cá nhân, cơ quan có thẩm quyền tiếp tục xử phạt hành chính lần 2 trong khi người này đã bị xử phạt hành chính về những hành vi này trước đó có thể là hành vi bỏ lọt tội phạm và cần xem xét trách nhiệm, thậm chí cả trách nhiệm hình sự .
Lê Nga
Lê Nga - Đàm Huy - Công Nguyên
Nguồn: thanhnien.com.vn

21 tháng 7, 2013

Sưu tầm bài báo về mình: Hỏi - đáp: Luật Bình Đẳng Giới

Mặc dù Luật Bình đẳng giới được Quốc hội ban hành năm 2006, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2007. Nhưng không phải ai cũng biết đến nội dung quy định của luật này. Phụ Nữ Ngày Nay sẽ nhờ luật sư Nguyễn Đức Chánh - Giám đốc Công ty Luật TNHH Minh Mẫn chia sẻ, giải đáp những vấn đề về quy định của Luật Bình đẳng giới.

Để bảo đảm về mặt pháp lý việc thực hiện bình đẳng giới, tôn trọng các quyền tự do cá nhân của nam, nữ trong khuôn khổ của pháp luật. Nhà nước có chính sách nào về bình đẳng giới?
Để bảo đảm quyền bình đẳng giới, Nhà nước có các chính sách sau:
- Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình; hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội như nhau để tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của sự phát triển.
- Bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ; tạo điều kiện để nam, nữ chia sẻ công việc gia đình.
- Áp dụng những biện pháp thích hợp để xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu cản trở thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.
- Khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới.
- Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ những điều kiện cần thiết để nâng chỉ số phát triển giới đối với các ngành, lĩnh vực và địa phương mà chỉ số phát triển giới thấp hơn mức trung bình của cả nước.
Luật bình đẳng giới quy định như thế nào về quyền bình đẳng của nam, nữ trong việc tham gia lĩnh vực chính trị.
Luật bình đẳng giới quy định quyền nam, nữ trong lĩnh vực chính trị gồm:
- Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội.
- Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.
- Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
- Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.
Để thực thi các quy định trên Luật Bình đẳng giới còn quy định về các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm:
- Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;
- Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
Chẳng hạn, theo thống kê thì tỷ lệ đại biểu nữ trong Quốc hội nước ta các khóa XI là 136/498 người, chiếm tỷ lệ 27,31%; khóa XII là 127/493 người, chiếm tỷ lệ 25,76% và 122/500 người, chiếm tỷ lệ 24,40%.
Luật bình đẳng giới quy định như thế nào về quyền bình đẳng của nam, nữ trong việc tham gia lĩnh vực lao động.
Luật bình đẳng giới quy định quyền nam, nữ trong lĩnh vực lao động gồm:
- Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.
- Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.
Nhà nước có các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm:
- Quy định về tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động.
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ.
- Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.
Nguồn: phunungaynay.vn

12 tháng 7, 2013

Sưu tầm bài báo về mình: Intel hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

10 doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) mới thành lập đã nhận được sự hỗ trợ hoàn toàn miễn phí về cài đặt máy chủ và phần mềm từ Intel Việt Nam.

Ông Nguyễn Đức Chánh, Giám đốc Công ty Luật TNHH Minh Mẫn đã trải qua những ngày tháng khó khăn nhất từ khi thành lập vào tháng 8/2012. Công ty, với 15 nhân viên, sử dụng máy chủ của công ty mẹ nên việc cập nhật dữ liệu khách hàng bị chậm, đồng thời gia tăng hao tổn chi phí và thời gian trong các hoạt động nội bộ. Sự phụ thuộc này khiến công ty bị động trong việc kinh doanh và không thể phát triển công việc kinh doanh riêng lẻ, nhất là trong điều kiện tình hình doanh nghiệp mới thành lập và khủng hoảng kinh tế càng tạo áp lực lên quyết định đầu tư này.


Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ nhận được hỗ trợ miễn phí về cài đặt máy chủ và phần mềm từ Intel Việt Nam.

Ông Chánh đã chia sẻ niềm vui trong những ngày đầu tháng 7 năm nay khi công ty vừa nhận được gói hỗ trợ cài đặt máy chủ mới từ Intel Việt Nam. Hãng sản xuất chip lớn trên thế giới vừa hỗ trợ hoàn toàn miễn phí máy chủ cho công ty, vốn nằm trong chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2013" của Intel Việt Nam.

Công ty Luật TNHH Minh Mẫn chỉ là một trong 10 doanh nghiệp tham gia chương trình đồng hành cùng doanh nghiệp SMB mới thành lập của Intel Việt Nam, nằm trong chuỗi chiến dich "Chiếc máy tính đầu tiên - My first PC " của Intel. Theo đó, doanh nghiệp chỉ cần cung cấp thông tin và trả lời một số câu hỏi theo mẫu có sẵn của Intel Việt Nam, kèm theo các đề xuất về cài đặt, đầu tư cho máy chủ, các giải pháp phần mềm (phần mềm kế toán, phần mềm quản lý bán hàng, quản ly kho…), để nhận được sự chu cấp vốn này từ Intel Việt Nam.

Trong quy mô nhân sự gấp đôi Công ty Luật TNHH Minh Mẫn với 30 người, Công ty cổ phần giải pháp phần mềm Long Vân lại đối mặt với một khó khăn khác về vấn đề tăng trưởng. Thành lập từ một năm trước, công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp phần mềm và dịch vụ hosting, có một vị trí nhất định trên thị trường và không ngừng gia tăng số lượng khách hàng.
Trong lĩnh vực kinh doanh xây dựng hệ thống trên nền ảo hóa, công ty cần những tài nguyên phần cứng ổn định và bên bỉ. Sự phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải triển khai thêm máy chủ phục vụ cho phát triển phần mềm và công tác quản lý, nhưng chi phí đầu tư mở rộng là một áp lực, đặc biệt trong thời điểm kinh tế không thuận lợi hiện nay và công ty đang phải đối diện với nhiều chi phí phát sinh của một doanh nghiệp mới.

Intel Việt Nam đã góp sức giúp công ty lắp đặt máy chủ mới. Hãng sản xuất chip lớn trên thế giới đã "đi cùng sự phát triển của doanh nghiệp" thông qua chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2013.

Ông Mai Sean Cang, Tổng giám đốc Intel Việt Nam cho rằng doanh nghiệp SMB đang chiếm phần lớn về lượng tại Việt Nam, với hơn 90% trong tổng số lượng doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên, các đối tượng doanh nghiệp này trong giai đoạn đầu mới khai mầm gặp nhiều khó khăn và thách thức. Theo khảo sát của Intel, một doanh nghiệp SME do năng lực tài chính còn hạn chế hoặc chưa nhận ra vai trò của công nghệ thông tin trong doanh nghiệp, nên chưa có sự quan tâm đúng mức cho đầu tư vào công nghệ thông tin. Đặc biệt trong tình trạng kinh tế hiện nay, tính cạnh tranh ngày càng gay gắt, chi phí công nghệ thông tin sẽ bị đưa vào danh sách cắt giảm.

Tuy nhiên, khi mới thành lập, việc xây dựng một hệ thống công nghệ thông tin cơ bản trong doanh nghiệp là cần thiết cho sự phát triển lâu dài và bền vững của doanh nghiệp về sau. "Ngoài hệ thống phần cứng được hỗ trợ trọn đời, Intel sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp các chi phí biến động liên quan trong một năm đầu. Chúng tôi sẽ có những tư vấn về công nghệ thông tin cần thiết, giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa công nghệ thông tin trong việc khai thác tiềm nănng", ông Cang nhấn mạnh.

(Nguồn: Intel Việt Nam)
Theo vnexpress.net


Sưu tầm bài báo về mình: Hỏi đáp: Chế độ nghỉ thai sản

Tôi sinh con vào ngày 1-4-2013, phòng nhân sự của công ty cho biết, tôi vẫn chỉ được nghỉ thai sản 4 tháng chứ không được hưởng 6 tháng. Tôi muốn được hỏi kỹ xem trường hợp mình thì được hưởng chế độ như thế nào?(Thu Hằng, KCX Linh Trung - Thủ Đức)


Thời gian nghỉ thai sản tại Luật bảo hiểm xã hội có hiệu lực kể từ ngày 1-5-2013, cụ thể: Lao động nữ nghỉ sinh con trước ngày Bộ luật này có hiệu lực, mà đến ngày 1-5-2013 vẫn đang trong thời gian nghỉ sinh con theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29-6-2006 thì thời gian nghỉ thai sản được thực hiện theo quy định của Bộ luật này”.
Đối chiếu khoản 1 Điều 157 Bộ luật Lao động 2012 về “Nghỉ thai sản”:
Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng.
Như vậy, trường hợp của bạn được nghỉ 6 tháng thai sản.
Chuyên viên tư vấn Nguyễn Minh Nhật Phượng (http://luatminhman.vn)
* Tôi đang trong thời gian nghỉ sinh, nếu tôi đi làm trước thời hạn nghỉ thì chế độ tiền lương tôi được hưởng như thế nào? (Mỹ Tú, Long An)
Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội”.
Như vậy, nếu sức khỏe của chị đảm bảo và có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe, đã nghỉ được ít nhất 4 tháng và được sự đồng ý của người sử dụng lao động thì chị có thể đi làm trước thời hạn và ngoài tiền lương những ngày làm việc được người sử dụng lao động trả thì chị vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định về pháp luật bảo hiểm xã hội.
Chuyên viên tư vấn Trần Thị Ngọc Yến (http://luatminhman.vn)
* Tôi đang là công nhân trong công ty sản xuất kim loại, hiện tôi đang mang thai tháng thứ 7, tôi yêu cầu công ty cho tôi chuyển sang công việc nhẹ hơn nhưng công ty đề nghị sẽ giảm 10% số lương nếu không thì sẽ không giải quyết. Cho hỏi công ty quyết định như vậy có đúng không? (Thị Vân, KCN Mỹ Phước 3, Bình Dương)
Theo khoản 2 Điều 155 Bộ luật Lao động 2012 quy định: “Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 7, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt một giờ làm việc hàng ngày mà vẫn hưởng đủ lương”.
Như vậy, chị có quyền yêu cầu công ty chuyển sang công việc nhẹ hơn khi mang thai đến tháng thứ 7 mà vẫn được hưởng nguyên lương. Quyết định của công ty như vậy là không đúng với quy định của Bộ luật Lao động.
Luật sư Cao Thế Luận (http://luatminhman.vn)
* Trong thời gian mang thai, vì lý do sức khỏe nên tôi đã tự ý nghỉ 5 ngày trong tháng 5-2013 để điều trị tại bệnh viện. Sau khi quay trở lại công ty thì tôi bị công ty sa thải. Tôi xin được hỏi quyết định của công ty đối với tôi như vậy có đúng không? (Tuyết Nhung, KCX Tân Tạo, Bình Tân)
Theo quy định “Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động”.
Như vậy, theo quy định của Bộ luật Lao động thì công ty không được phép sa thải nhân viên nữ khi đang mang thai. Do vậy, quyết định sa thải của công ty là trái luật và bạn có quyền khởi kiện tại Tòa án để bảo vệ quyền lợi cho mình.

Luật sư Nguyễn Đức Chánh (http://luatminhman.vn)

Sưu tầm bài báo về mình: Quyền nuôi con và cấp dưỡng sau khi ly hôn

Câu 1: Tôi năm nay 28 tuổi. Vợ chồng tôi kết hôn được gần 4 năm nay. Hiện nay có một bé gái 2 tuổi. Trong quá chung sống, vợ chồng chúng tôi xảy ra nhiều mâu thuẫn, bất đồng không thể hàn gắn được nên tôi muốn ly hôn. Tôi muốn trực tiếp nuôi con, tuy nhiên thu nhập hàng tháng của tôi chỉ khoảng 4 triệu. Chồng tôi có công việc ổn định, thu nhập hơn 10 triệu. Vậy khi ly hôn tôi có quyền nuôi con không? (Thúy Vân, Q.Bình Thạnh – Tp.HCM)

Chuyên viên tư vấn Nguyễn Minh Nhật Phượng (http://luatminhman.vn/)
Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác. Như vậy, nếu vợ chồng bạn không có thỏa thuận gì khác thì bạn sẽ được quyền trực tiếp nuôi con và chồng bạn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
Câu 2:
Khó khăn lắm chúng tôi mới có 1 đứa con nhưng chồng tôi nghi ngờ, không thừa nhận cháu bé là con của mình. Vì bị nghi ngờ và hành vi quá đáng của chồng nên tôi quyết định ly hôn. Chồng tôi đồng ý thuận tình ly hôn nhưng từ chối việc cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn. Tôi muốn hỏi việc chồng tôi không thừa nhận con và việc không cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn sẽ giải quyết như thế nào? (Tố Trâm, quận 1 – Tp.HCM)


Luật sư Nguyễn Đức Chánh (http://luatminhman.vn/)
Về con chung: Về mặt pháp lý, " Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 63 của Luật Hôn nhân và gia đình được xác định là con chung của vợ chồng. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ, chồng”.
Như vậy, về nguyên tắc con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng bạn. Trong trường hợp chồng bạn không thừa nhận đứa trẻ là con của mình thì phải có chứng cứ để chứng minh và phải được xác định bằng một quyết định hoặc bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Về cấp dưỡng: Theo quy định tại Điều 92 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định về việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau ly hôn thì: "…Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con".
Với quy định trên, sau khi ly hôn, nếu chồng bạn không trực tiếp nuôi con phải nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Mức cấp dưỡng hai bên tự thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án khi giải quyết ly hôn.
Câu 3
Chúng tôi đã chung sống với nhau hơn 20 năm, thời gian gần đây tôi phát hiện anh ta có cô bồ trẻ, bỏ mặc mẹ con tôi. Khi tôi nói chuyện về việc này, anh ta thách thức và đề nghị ly hôn. Giờ tôi mệt mỏi quá nên chấp nhận việc thuận tình ly hôn. Nhưng tôi băn khoăn là con trai chúng tôi năm nay học năm thứ 2 trường Đại học Tự nhiên. Do cháu vẫn còn đi học, mà việc học của cháu cần rất nhiều khoản chi tiêu nên tôi đề nghị chồng tôi chu cấp tiền nuôi cháu đến khi cháu ra trường, chồng tôi không chấp nhận. Trường hợp của tôi khi ra Tòa tôi có quyền yêu cầu Tòa án buộc anh ta phải cấp dưỡng nuôi con đến khi học xong đại học không? (Mỹ Linh, Biên Hòa – Đồng Nai)


Luật sư Cao Thế Luận (http://luatminhman.vn/)
Mặc dù câu hỏi của chị không nêu rõ con chung của 02 vợ chồng hiện nay bao nhiêu tuổi nhưng căn cứ vào thông tin con chị đang học năm thứ 2 đại học, thì khả năng cháu đã trên 18 tuổi.
Theo quy định nêu trên thì cha mẹ chỉ buộc phải cấp dưỡng nuôi con khi con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Trong trường hợp của bạn thì Tòa án sẽ không chấp nhận việc yêu cầu chồng bạn phải cấp dưỡng cho con cho đến khi học xong đại học. Vì cháu đã trên 18 tuổi, là người có đầy đủ năng lực hành vi và năng lực dân sự.
Vấn đề này bạn nên dùng tình cảm, trách nhiệm của người làm cha để có thể thỏa thuận lại với chồng mình, đề nghị ông ta gửi tiền cho con ăn học đến khi ra trường, tự lập đi làm. Việc này là do sự tự nguyện thỏa thuận của hai bên.
Câu 4:
Tôi lập gia đình được 6 năm, có một con chung 4 tuổi. Thời gian gần đây vợ chồng chúng tôi không còn tình cảm như xưa. Mâu thuẫn liên tiếp xảy ra mà không tìm được tiếng nói chung. Chúng tôi đành phải ly thân 1 thời gian nhưng vẫn sống chung nhà. Sau một thời gian không thể hàn gắn được nên tôi viết đơn xin ly hôn và xin được quyền nuôi con. Trong suốt thời gian dài do phải ở nhà nuôi con nên hiện nay thu nhập của tôi thấp, không bằng chồng tôi. Anh ta thường hay nhậu nhẹt, bỏ bê con cái và từ trước đến nay con đều do một tay tôi trực tiếp chăn sóc, nuôi dưỡng. Vậy mà giờ anh ta lại cũng đòi trực tiếp nuôi dưỡng cháu. Tôi sợ sau này ra Tòa thì tôi không được quyền trực tiếp nuôi con nên nhờ luật sư tư vấn giúp. (Hồng Hạnh, Châu Thành – Đồng Tháp)


Chuyên viên tư vấn Trần Thị Ngọc Yến (http://luatminhman.vn/)
Về nguyên tắc, con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con, nếu các bên không có thoả thuận khác”.
Đầu tiên vợ chồng bạn khi ly hôn có thể thoả thuận về người trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

Trường hợp vợ chồng bạn không thỏa thuận được với nhau về việc bạn hay chồng bạn sẽ là người trực tiếp nuôi con. Tòa án sẽ xem xét quyền lợi về mọi mặt của cháu bé trên thực tế, không chỉ là vấn đề thu nhập của cha hay mẹ cao hơn mà điều kiện về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; đặc biệt là các điều kiện cần thiết cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm về việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần của con. Nếu bạn có đủ cơ sở để chứng minh việc chồng bạn không đảm bảo được các quyền lợi của con, ngoài thu nhập. Trong khi đó, bạn lại đáp ứng được đầy đủ được những điều kiện này thì cơ hội giành quyền nuôi con của bạn là có.
Nguồn: phunungaynay.vn

Sưu tầm bài báo về mình: Về việc thừa kế tài sản nếu không có di chúc

Bạn là phụ nữ công sở nhưng để bổ sung những kiến thức pháp lý cơ bản vẫn cần nhiều thời gian tra cứu hay tìm hiểu. Phụ Nữ Ngày Nay sẽ nhờ các luật sư chia sẻ và giải đáp nhanh một số câu hỏi về những vấn đề thường gặp trong cuộc sống mà chị em quan tâm.


* Cha tôi có hai người vợ, mẹ tôi hy sinh trong chiến tranh, sau đó cha tôi đi thêm bước nữa và có thêm 4 người con, còn tôi sống với bà nội. Cha tôi và người vợ sau có tài sản chung và có mượn tiền của bà nội tôi là 5 cây vàng, sau này người vợ sau mất cha tôi có chuyển giấy tờ nhà cho người con út là con của người vợ sau đứng tên. Vậy cho tôi hỏi nếu như cha tôi chết thì tôi có được hưởng di chúc hay không nếu như cha tôi không có lập di chúc và phần tài sản đó sẽ được phân chia như thế nào? (Lâm Võ Ngọc Yến)
Trong trường hợp cha bạn mất không để lại di chúc thì 50% tài sản trong khối tài sản chung của cha bạn và người vợ sau là di sản của cha bạn thuộc về những người thừa kế theo pháp luật ở hàng thừa kế thứ nhất, những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Nếu những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cha bạn chỉ có bà bạn, bạn và 4 người con của cha bạn và người vợ sau thì được chia như sau: Tài sản của bố bạn: 6 = 1/6 (mỗi người được hưởng một phần sáu di sản).
Luật sư Nguyễn Đức Long (thuvienphapluat.vn)
* Năm 2001, mẹ tôi qua đời có để lại một căn nhà nhưng không có di chúc. Cha tôi mất từ thời chiến tranh, hiện gia đình có 4 anh em. Sau khi bàn bạc, chúng tôi thống nhất giao cho đứa em gái út quản lý, sử dụng nhà trên cho đến nay. Bậy giờ, chúng tôi muốn phân chia di sản thừa kế của mẹ mình. Nếu chúng tôi khởi kiện thì tòa sẽ phân chia di sản trên như thế nào? (Trần Thị Hà, Biên Hòa - Đồng Nai)
Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Như vậy thì thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế của bạn đã hết.

Tuy nhiên, để có thể khởi kiện ra tòa, anh em bạn cần có văn bản xác định căn nhà do mẹ bạn để lại là tài sản chung chưa chia (có sự chấp thuận của người đang quản lý tài sản), thì Tòa án mới có cơ sở để giải quyết yêu cầu phân chia tài sản chung chưa chia nêu trên cho gia đình bạn.
Chuyên viên tư vấn Phan Thị Trang (luatminhman.vn)
* Ngoại tôi có tất cả là 3 người con, 2 người con trai lớn (con riêng) và 1 người con gái út (là mẹ tôi) nhưng lại cùng mẹ khác cha.Năm 1996: cậu tôi là người con thứ 2 (con riêng của bà ngoại tôi) cùng với gia đình của cậu có đến xin nhà bà ngoại cho ở nhờ. Cậu tôi có hứa với bà ngoại và mẹ tôi là sau 2 năm sẽ dọn đi và cậu cũng đã có viết một tờ giấy cam kết... nhưng kéo đến 17 năm. Và trong khoảng thời gian đó (năm 2004) bà ngoại mất nhưng trước khi bà ngoại mất có viết một tờ giấy di chúc để lại cho cậu tôi nhưng đến năm 2006 thì cậu mất.
Mẹ tôi lại không hề hay biết về chuyện tờ giấy di chúc đó mãi cho đến năm 2013. Khi có lệnh của nhà nước về việc làm thủ tục sổ đỏ thì mợ tôi (là vợ của cậu) lại không đồng ý về việc làm sổ đỏ vì gia đình tôi đang tranh chấp về nhà cửa. Mợ tôi có nói rằng: ”Muốn làm sổ đỏ thì phải làm hai cái”(một là cho mợ một là cho mẹ tôi). Vậy theo luật sư, mẹ tôi nên giải quyết như thế nào... và cho tôi hỏi thời gian hiệu lực của giấy di chúc là bao nhiêu năm mới hết hạn. (Huỳnh Lê My)
1. Pháp luật không quy định thời gian có hiệu lực của di chúc mà chỉ quy định thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế (là 10 năm kể từ ngày người có di sản chết). Nếu hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế nhưng vụ việc đủ điều kiện để giải quyết chia tài sản chung thì di sản cũng vẫn được định đoạt theo nội dung di chúc đó (không phụ thuộc vào thời hiệu khởi kiện). Nếu hết thời hiệu khởi kiện, vụ việc cũng không đủ điều kiện để chia tài sản chung thì di chúc không còn giá trị.
2. Vụ việc của gia đình bạn trước tiên phải xem lại giá trị pháp lý của di chúc. Nếu di chúc hợp pháp thì mợ bạn và các em bạn có thể khởi kiện để yêu cầu chia thừa kế theo di chúc đó. Nếu di chúc không có hiệu lực pháp luật, di sản được chia thừa kế theo pháp luật thì mợ bạn không được quyền thừa kế mà chỉ có các em con của cậu bạn được thừa kế thế. Nếu đến năm 2014, hết thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế đối với di sản của bà bạn mà mợ bạn và các em bạn chưa khởi kiện thì sau này dù có tranh chấp về thừa kế thì Tòa án cũng không giải quyết. Ai đang quản lý, sử dụng được tiếp tục sử dụng theo pháp luật.
Luật sư Đặng Văn Cường (thuvienphapluat.vn)
* Gia đình tôi sinh sống ở Nha Trang, Khánh Hòa. Vào tháng 1-2013, ba tôi mất đột ngột không để lại di chúc. Toàn bộ khối tài sản chung của ba mẹ tôi gồm 6 căn nhà ở Khánh Hòa. Ba mẹ tôi có 4 người con, trong đó có 1 ông anh thứ ba mất vào năm 2010, có vợ và 2 con. Còn ông bà nội tôi thì mất từ lâu. Vậy cho tôi hỏi phần tài sản của ba sẽ được giải quyết như thế nào? (Thu Trang, Nha Trang - Khánh Hòa).
Nếu cha bạn chết không để lại di chúc thì tài sản thuộc quyền sở hữu của cha bạn trong khối tài sản chung (về nguyên tắc là chia đôi, 1/2 khối tài sản chung là di sản của cha bạn, 1/2 khối tài sản chung là sở hữu của mẹ bạn) sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Phần di sản thừa kế của cha bạn sẽ được chia thành 5 phần bằng nhau, mỗi người thừa hưởng 1/5 di sản thừa kế. Gồm mẹ bạn, 3 anh chị em bạn và một phần cho 2 cháu (thừa kế thế vị của người anh thứ 3).

Luật sư Nguyễn Đức Chánh (luatminhman.vn)
Nguồn: phunungaynay.vn

Sưu tầm bài báo về mình: Chạy việc ở Việt Nam: đổi tiền chẵn lấy tiền lẻ?

Để có việc làm nhiều người phải chấp nhận bỏ tiền ra ‘chạy việc’. Giá tiền để có việc tùy theo mỗi địa phương, lĩnh vực, vị trí muốn xin.
‘Chạy việc’ phổ biến trong hệ thống hành chính nhà nước, nhưng chính quyền vẫn không dễ thừa nhận.
Tiền đi trước việc theo sau
Ông Trần Trọng Dực, chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Thành ủy Hà Nội, quan chức đầu tiên của Việt Nam thừa nhận tại cuộc họp hội đồng nhân dân của thành phố trong này 7/12/2012: “Để có được chân công chức ở Hà Nội số tiền bỏ ra không thể dưới 100 triệu đồng.”
Trọng Kha, phóng viên tại Hà Nội của một tờ báo ở Sài Gòn cho rằng “tùy theo vị trí, lĩnh vực, nhưng giá ông Dực đưa ra thấp hơn so với thực tế”.
Bỏ tiền ‘bôi trơn’ để có được việc không phải chuyện của riêng Hà Nội, mà có mặt tại mọi nơi trên Việt Nam.
Tốt nghiệp loại giỏi ngành sư phạm ngữ văn Trường Đại học sư phạm Huế, cô Q Hương ở Quảng Bình vẫn không thể xin được nơi dạy. Nghe trường nào có biên chế thêm giáo viên cô đều đến nộp, hồ sơ vẫn nhận nhưng họ cũng nói chưa tuyển. Đến khi gặp được trưởng phòng giáo dục huyện gợi ý, muốn đi dạy cô phải có 80 triệu đồng lót đường. “Để học xong bố mẹ phải vay ngân hàng, nợ nần chưa trả xong, lấy đâu ra chừng đó tiền để chạy việc,” Hương nói. Nữa năm không xin được việc, cô đành vào Sài Gòn làm nhân viên văn phòng.
Tốt nghiệp hệ cao đẳng ngành y, để vào được bệnh viện một tỉnh tại Tây Nguyên, TQ An tại Tam Kỳ, Quảng Nam, phải mất gần 100 triệu đồng. Để có đủ số tiền lo việc cho gia đình anh phải mượn của người thân, vay ngân hàng. An chia sẻ: “Mới vào làm phải tiết kiệm lắm lương mới đủ sống, nợ nần lúc xin việc vẫn phải trông chờ vào gia đình trả dần”.
Đầu tư có lợi
Bỏ ra hàng chục, hàng trăm triệu đồng để có việc làm, sau đó đồng lương nhận được chỉ vài triệu đồng phải chăng là sự đầu tư dại dột? Ông Nguyễn Đình Hương, cựu phó ban tổ chức trung ương trả lời báo chí trong nước đã lý giải: “Nói dại dột không đúng, mà là đầu tư dũng cảm, có tính toán cả. Có những vị trí chỉ cần một năm đã hoàn vốn.”
Làm nhà nước thời gian đầu có thể khó khăn vì đồng lương thấp, nhưng sau đó đa số công chức này đều giàu lên nhanh chóng. Nếu chỉ trông chờ vào lương công chức phải chật vật lắm để sống, nhưng thực tế đa số họ thuộc những người khá và giàu. Cơ chế hiện nay cứ ‘có quyền sẽ đẻ ra tiền’ – tức là quyền lực tạo cho người ta cơ hội thu nhập ngầm mà nói trắng ra là ăn hối lộ. Một thạc sỹ giảng dạy về xã hội học nói, nhưng yêu cầu được dấu tên.
Luật sư Nguyễn Đức Chánh, công ty luật Minh Mẫn tại Sài Gòn lại lý giải: “Không phải ai cũng có hoàn cảnh giống nhau, vì cần công việc ổn định, gần nhà, thích làm nhà nước nên mới ‘chạy việc’. Giáo viên, ngành y... không có nhiều sự lựa chọn nếu không ‘chạy việc’ thì bị điều động công tác ở xa. Cũng không ít kẻ cơ hội ‘chạy việc’ đến ‘chạy chức’ để có quyền lực và dùng quyền lực để làm chuyện bất chính.”
Thói quen lâu năm
‘Chạy việc’ trở thành phổ biến, luật bất thành văn, vì thế quy định thi công chức hiện nay ở nhiều nơi chỉ còn hình thức. Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận xét: “Trong bộ máy hiện nay có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi tối cắp về. Đây là hệ quả của việc chạy công chức vẫn diễn ra và chế độ thi cử đầu vào bất cập.”
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Xoan, trưởng khoa xã hội học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM cho rằng: “‘chạy việc’ trở thành thói quen lâu năm trong hệ thống hành chính nhà nước.”
Không phải ai bỏ tiền xin việc cũng tính đường thu lại. Nhiều người chấp nhận ‘chạy việc’ do thấy mình không đáp ứng nhu cầu chuyên môn, thích làm gần nhà, muốn có công việc ổn định mà không phải cạnh tranh nhiều. Và cả tâm lý của một số người làm việc nhà nước để có vị trí xã hội.
Tiến sĩ Xoan thừa nhận dù phổ biến ở Việt Nam, nhưng “đây là vấn đề nhạy cảm chưa có công trình nghiên cứu”. Để hạn chế ‘chạy việc’ phải thực hiện cách làm khoán việc, khoán kinh phí.”
Bức xúc chi tiền có việc
Tốt nghiệp ngành môi trường, Trường Đại học Bách khoa TP.HCM, Đình Thi trở về Bình Thuận với mong muốn tìm được việc ở quê, sống gần nhà. Thi nhớ lại: “Nộp hồ sơ từ cơ quan cấp tỉnh, đến cấp huyện chỗ nào cũng nhận được lời hứa “để xem xét”. Đến khi anh của một người bạn đang làm trong một sở giải thích: Đừng lạc quan quá không thân thế, xin ‘chay’ như thế ai nhận?”
“Bỏ tiền của, công sức, thời gian ra đi học, đến lúc muốn có việc làm phải bỏ tiền tôi không thể chấp nhận. Nếu đơn vị tuyển dụng muốn làm tốt công việc của mình tại sao không công khai, nghiêm túc thi tuyển chọn người có đủ chuyên môn mà phải đồng tiền đi trước,” Thi bức xúc.
“Cùng với việc dựa vào thân thế, thói quen có việc làm bằng tiền làm cho công việc kém hiệu quả, tính cạnh tranh thấp”, Tiến sĩ Xoan nhận xét.
Võ Thái
Nguồn: http://www.radioaustralia.net.au/vietnamese

Sưu tầm bài báo về mình: "Loạn" facebook mạo danh sao Việt

Dạo một vòng quanh Facebook, hàng chục trang cá nhân mang tên Mai Phương Thúy, Hoài Linh, Bảo Thy... không chỉ khiến người hâm mộ "loạn cào cào" mà còn khiến nghệ sĩ nhiều phen khốn đốn vì bị mạo danh.

Chỉ cần vài thao tác tìm kiếm và thống kê đơn giản, có thể thấy cái tên "hot" như Mai Phương Thúy, Bảo Thy, Hoài Linh... có trên dưới 50 trang Facebook.
Thật giả lẫn lộn
Điều đáng nói là ngoài những trang lập ra để đó thì có những trang Facebook giả mạo đầu tư công phu, thu hút lượng lớn người hâm mộ theo dõi.
Người lập ra những trang Facebook này rất "chịu khó" cập nhật thông tin, hình ảnh từ trang Facebook gốc hoặc tự đưa ra những chia sẻ cá nhân khiến công chúng tưởng rằng đó là những dòng chia sẻ của nghệ sĩ thật.

Có gần 50 trang mang tên hoa hậu Mai Phương Thúy trên Facebook
Đặc biệt, có những trường hợp Facebook "giả" còn "hot" hơn cả trang Facebook thật khiến nghệ sĩ dở khóc dở cười. Đơn cử như trường hợp của người đẹp - diễn viên Midu.
Nhiều người nghĩ rằng những trang Facebook càng đông người theo dõi thì độ tin cậy càng cao. Cũng chính vì thế mà trang Facebook mang tên Mi du (Đặng Thị Mỹ Dung) với hơn 70.000 người theo dõi đã lập tức chiếm được lòng tin của người hâm mộ trong khi Facebook thật của Midu (tên Mi Du) chỉ được trên 40.000 người theo dõi trong cùng thời điểm.
Không những vậy, trang Facebook giả còn rất chăm chỉ cập nhật thông tin, trạng thái, bài viết từ Facebook thật của người đẹp này. Chính vì thế khi Midu đưa ra lời cảnh cáo trên Facebook thật của mình lại bị tưởng nhầm là... người giả mạo.
Chia sẻ với Thanh Niên Online, Midu cho biết: "Thực tế những trang Facebook giả chưa làm việc gì ảnh hưởng nghiêm trọng đến Midu. Tuy nhiên, việc nhiều người tưởng nhầm trang Facebook giả là Facebook của Midu đã dẫn đến việc những phát ngôn trên trang này bị đánh đồng là phát ngôn của Midu. Có lần, trang này đăng hình ảnh một nhóm nhạc (nhóm HKT - PV) và bình luận gây sốc, khiến mọi người có cái nhìn không đúng về Midu".
Midu cũng cho biết hiện tại cô chỉ có hai trang Facebook chính thức là một trang cá nhân mang tên Mi Du và một trang Fanpage (trang dành cho người hâm mộ) do chính Midu tự quản lý.
Facebook giả gây "sóng gió"
Không may mắn như Midu, nhiều sao Việt từng "xấc bấc xang bang" khi Facebook giả mạo gây "sóng gió" trên mạng xã hội. Vân Trang, Uyên Linh... từng bị những trang Facebook giả đăng thông tin có ý bôi nhọ.
Dương Triệu Vũ đã rất đau đầu khi Facebook giả của anh đăng những lời lẽ tục tĩu có liên quan đến Cao Thái Sơn và Adam Nguyễn. Trong khi đó, Hồ Quỳnh Hương cũng bị kẻ nào đó mạo danh trên Facebook để nói xấu Bảo Thy. Facebook giả của Hoàng Thùy Linh cũng từng có những lời lẽ "đá xoáy" Vũ Hạnh Nguyên...

Uyên Linh từng lên tiếng cảnh báo fan vì bị mạo danh trên Facebook

Tuy nhiên, đến nay, một trong những trang Facebook mạo danh từng bị Uyên Linh vạch trần vẫn nhởn nhơ tồn tại với hơn 3.000 người theo dõi
Một trong những người nhiều lần gặp rắc rối vì Facebook giả mạo là Ưng Hoàng Phúc. Những trang Facebook giả này từng có những lời lẽ không hay liên quan đến ca sĩ Thủy Tiên và Cao Thái Sơn khiến Ưng Hoàng Phúc phải vất vả giải thích với báo chí và người hâm mộ vì chuyện... từ trên trời rơi xuống.
Chia sẻ với Thanh Niên Online, Ưng Hoàng Phúc cho biết: "Rất may là trong những trường hợp như vậy, bạn bè trong giới đều biết rõ tính của tôi nên không hề hoang mang trước những lời lẽ trên Facebook giả. Tôi chỉ lo những khán giả chưa tìm hiểu kỹ sẽ nhầm tưởng phát ngôn trên những trang giả mạo này là của tôi. Trước nay tôi chỉ có một trang cá nhân tên Thanh Quốc Nguyễn và một trang fanpage với hơn 140.000 người theo dõi".
Khán giả cũng bị lừa
Không chỉ khiến các nghệ sĩ đau đầu, chính khán giả cũng đã phải nếm trải sự "lợi hại" của những trang Facebook giả.
Còn nhớ vào tháng 6.2011, không ít khán giả đã bị kẻ mạo danh thành viên nhóm The Men lừa tiền một cách ngoạn mục. Kẻ mạo danh này đã lập ra một trang Facebook giả, cập nhật thường xuyên thông tin và hình ảnh đời thường của thành viên The Men khiến nhiều người tưởng rằng đây là trang Facebook thật của nhóm.
Sau khi tạo dựng được lòng tin của khán giả, kẻ mạo danh này đã đăng thông tin cho biết một thành viên đi diễn xa quên mang theo tiền và ngỏ ý... mượn tiền của người hâm mộ.
Một số người nhẹ dạ đã nhanh chóng bị lừa, gửi tiền vào tài khoản kẻ giả danh. Trong khi đó, những người tỉnh táo hơn đã lập tức liên lạc với nhóm The Men. Lúc này hai chàng trai của nhóm mới tá hỏa, lập tức đính chính trên báo chí.
Không chỉ các "sao" mà ngay cả những nhân vật nổi tiếng khác như MC Lại Văn Sâm, cầu thủ bóng đá Minh Phương... cũng từng lên báo khẳng định mình không tham gia Facebook thì làm gì có chuyện "phát ngôn ầm ầm" trên mạng xã hội.(Còn tiếp)

Trước vấn đề này, Thanh Niên Online đã liên hệ với ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc phát triển và hoạch định chính sách (Growth Manager) của mạng xã hội Facebook tại Việt Nam và được trả lời vắn tắt như sau: "Xin vui lòng vào trang Tiêu chuẩn cộng đồng Facebook để tìm hiểu thêm. Chúng tôi khuyến khích người dùng tiếp tục sử dụng các công cụ báo cáo về nội dung mà họ có quan ngại đến và qua đó chúng tôi có thể điều tra và xử lý một cách nhanh nhất".
Trong trang "Tiêu chuẩn cộng đồng Facebook" mà ông Tước đề cập đến có quy định rằng: "Trên Facebook, mọi người kết nối bằng tên và danh tính thật. Chúng tôi yêu cầu bạn không được công bố thông tin cá nhân của người khác mà không có sự chấp thuận của họ. Tuyên bố là người khác, tạo hiện diện giả cho một tổ chức hoặc tạo nhiều tài khoản là phá hoại cộng đồng và vi phạm điều khoản của Facebook".
Trang này cũng khuyến cáo: "Nếu bạn thấy có nội dung nào trên Facebook mà bạn tin rằng đã vi phạm điều khoản của chúng tôi, bạn hãy báo cáo cho chúng tôi. Xin lưu ý rằng báo cáo một nội dung không đảm bảo rằng nội dung đó sẽ bị xóa khỏi trang web. Vì cộng đồng của chúng ta khá đa dạng nên có thể có một nội dung nào đó không vừa ý bạn hoặc gây phiền phức cho bạn nhưng không đủ tiêu chí để bị xóa hoặc bị chặn. Ví lý do này, chúng tôi cũng cho bạn quyền kiểm soát cá nhân với những gì bạn xem được, chẳng hạn như khả năng ẩn hoặc thầm lặng cắt bỏ liên hệ với những người, những Trang hoặc ứng dụng xúc phạm bạn".

Luật sư Nguyễn Đức Chánh (Công ty luật TNHH Minh Mẫn):
Đã đến lúc Nhà nước đặt ra việc xử lý những vi phạm trên các trang mạng xã hội
Với những hành vi tạo Facebook giả mạo, xét về góc độ pháp lý thì tùy trường hợp mà mức độ có thể xử lý hình sự được hay không.
Nếu chỉ dừng lại ở việc giả mạo tên, hình ảnh người khác trên trang mạng xã hội để “thu hút” lượng độc giả, lượng like thì chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm, bởi nó chưa gây ra hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Trong trường hợp lập Facebook cá nhân hay Fanpage nhằm để xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác, chơi bẩn, quấy rối, bêu rếu, nói xấu, phát tán những lời đồn ác ý… là có dấu hiệu phạm tội hình sự theo điều 121, 122 bộ luật Hình sự (tội làm nhục người khác, vu khống).
Như trường hợp facebook giả nhóm The Men để mượn tiền là đã đủ yếu tố cấu thành tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” người khác theo điều 139 bộ luật Hình sự hoặc tội “sử dụng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản người khác” theo điều 226b bộ luật Hình sự thì sẽ xử lý hình sự theo quy định pháp luật.
Vấn đề là người bị xâm phạm về danh dự, tinh thần hoặc thiệt hại về tài sản phải có đơn tố cáo gửi cho cơ quan công an để khởi tố vụ án điều tra mới có thể đưa vụ việc ra truy tố xét xử. Ngoài ra, đến thời điểm hiện nay pháp luật nước ta chưa có quy phạm pháp luật nào điều chỉnh các hành vi trong các mạng xã hội. Nên việc xử lý những hành vi này chủ yếu do Ban quản trị các mạng xã hội xử lý căn cứ vào việc vi phạm điều khoản do họ đặt ra.
Thiết nghĩ, đã đến lúc Nhà nước nên đặt ra việc xử lý các hành vi vi phạm trong các trang mạng xã hội và đồng thời với mỗi cá nhân khi tham gia các trang mạng xã hội nên thận trọng, kiểm chứng thông tin rõ ràng.
Lê Nga (ghi)
Thiên HươngẢnh chụp màn hình
Nguồn: thanhnien.com.vn


11 tháng 7, 2013

Sưu tầm bài báo về mình: Truy tố sai rồi né bồi thường

Điểm mấu chốt trong vụ án là không có thiệt hại xảy ra, không có ai bị thiệt hại - một yếu tố bắt buộc trong cấu thành của tội lừa đảo.


Mới đây, VKSND TP.HCM đã có quyết định bác đơn khiếu nại của ông Lê Đức Thiện, ngụ quận Bình Tân. Điều đáng nói là VKS đã viện dẫn một cách hiểu hoàn toàn sai luật để từ chối trách nhiệm của các cơ quan tố tụng địa phương.

Đây là một vụ án lạ lùng mà Pháp Luật TP.HCM từng phản ánh. Theo đó, năm 2006, ông Thiện bị Công an quận Bình Tân khởi tố, bắt tạm giam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo kết luận điều tra, ông Thiện đã nhờ ông Nguyễn Quốc Hoàng đứng tên giúp trên diện tích 791 m2 đất của người khác rồi chuyển nhượng bất hợp pháp cho ông Trịnh Kiên Cường để chiếm đoạt 1,3 tỉ đồng.

Gian nan đi tìm… người bị hại

Tháng 5-2009, TAND TP đã xử sơ thẩm lần đầu, phạt ông Thiện 15 năm tù và buộc bồi thường cho ông Cường. Tuy nhiên, ông Cường lại cho rằng mình không hề bị thiệt hại, cơ quan tố tụng xác định ông là người bị hại là sai bởi ông đã mua được đất. Vì vậy, sau đó bản án sơ thẩm này đã bị tòa phúc thẩm hủy.

Tháng 11-2010, VKS TP có cáo trạng mới, xác định mảnh đất 791 m2thuộc quyền sử dụng của ông Nguyễn Văn Tấn và ông Lê Văn Nga (chủ đất cũ) nên hai ông này là người bị hại. Tuy nhiên, tại phiên sơ thẩm lần hai, ông Tấn và ông Nga đều khẳng định mình không phải là người bị hại vì mảnh đất đã được bán đúng theo ý chí của hai ông và hai ông đã nhận đủ tiền. TAND TP đành phải hoãn xử, trả hồ sơ điều tra bổ sung.

Do VKS TP vẫn giữ nguyên quan điểm nên tháng 5-2012, TAND TP đưa ra xử sơ thẩm lần ba và tiếp tục hoãn xử, trả hồ sơ điều tra bổ sung nhằm xác định người bị hại.



Ông Thiện (bên trái) đang nhờ luật sư Nguyễn Đức Chánh tư vấn pháp lý. Ảnh: H.TÚ

Miễn trách nhiệm hình sự

Ngược dòng thời gian, song song với vụ án hình sự này còn diễn ra một vụ án hành chính cũng xuất phát từ việc chuyển nhượng đất trên.

Cụ thể, năm tháng sau khi ông Thiện bị bắt, theo đề nghị của cơ quan điều tra, UBND quận Bình Tân đã ra quyết định thu hồi giấy đỏ 791 m2 đất cấp cho ông Hoàng (người mà cơ quan điều tra cho rằng được ông Thiện nhờ đứng tên trên giấy đỏ). Lúc này ông Cường (người mua đất) đã khởi kiện yêu cầu tòa hủy quyết định thu hồi của UBND quận Bình Tân vì cho rằng việc thu hồi trên ảnh hưởng đến quyền lợi của ông.

Tháng 8-2008, TAND quận Bình Tân đã bác yêu cầu của ông Cường. Ông Cường kháng cáo. Tháng 7-2009, TAND TP đã chấp nhận yêu cầu của ông Cường, hủy quyết định thu hồi giấy đỏ của UBND quận Bình Tân.

Bốn tháng sau, viện trưởng VKSND Tối cao kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng hủy bản án phúc thẩm, giữ nguyên bản án sơ thẩm. Tuy nhiên, tháng 3-2010, Tòa Hành chính TAND Tối cao đã ra quyết định giám đốc thẩm số 02 bác kháng nghị vì bản án phúc thẩm của TAND TP là đúng pháp luật.

Trở lại vụ án hình sự của ông Thiện, tháng 1-2013, ông nhận được quyết định đình chỉ điều tra bị can. Cơ quan điều tra đã căn cứ vào Quyết định giám đốc thẩm số 02 của Tòa Hành chính TAND Tối cao, cho rằng đây là sự “chuyển biến tình hình” nên miễn trách nhiệm hình sự cho ông theo khoản 1 Điều 25 BLHS.

Ông Thiện không đồng ý với lý do đình chỉ điều tra nên khiếu nại. Ngày 4-4 vừa qua, VKS TP đã có quyết định bác đơn khiếu nại của ông như đã nói. Đáng chú ý là VKS cho rằng “do có sự chuyển biến tình hình có Quyết định giám đốc thẩm số 02/2010/HC-GĐT của Tòa Hành chính TAND Tối cao, dẫn đến việc các cơ quan tố tụng không thể xác định bị hại trong vụ án”. Từ đó, VKS kết luận việc cơ quan điều tra căn cứ vào khoản 1 Điều 25 BLHS để miễn trách nhiệm hình sự cho ông Thiện là có căn cứ, đúng pháp luật.

Vận dụng sai luật

Giảng viên Trần Thanh Thảo (khoa Luật hình sự Trường ĐH Luật TP.HCM) cho biết khoản 1 Điều 25 BLHS quy định người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự nếu khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

Theo ông Thảo, cả về mặt khoa học pháp lý hình sự lẫn thực tiễn xét xử, trường hợp “chuyển biến của tình hình” nói trên luôn được hiểu là có sự thay đổi về chủ trương, chính sách, quy định nên hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội. Việc “chuyển biến của tình hình” này phải được ghi nhận bằng văn bản quy phạm pháp luật cụ thể của cơ quan có thẩm quyền.

Ông Thảo ví dụ: Trước đây một số hành vi chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500.000 đồng trở lên bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Năm 2009, Quốc hội ra Nghị quyết 33 nâng mức định lượng giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 2 triệu đồng trở lên mới truy cứu trách nhiệm hình sự. Nghị quyết 33 chính là sự “chuyển biến của tình hình” và những trường hợp bị khởi tố vì chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới 2 triệu đồng trước khi Nghị quyết 33 có hiệu lực sẽ được miễn trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 25 BLHS.

Như vậy, việc cơ quan điều tra, VKS viện dẫn một quyết định giám đốc thẩm cụ thể trong một vụ án hành chính, cho rằng đó là “sự chuyển biến của tình hình” để miễn trách nhiệm hình sự cho ông Thiện là hoàn toàn sai. Sự vận dụng sai luật này dẫn đến hệ quả là ông Thiện sẽ không được xác định là bị oan, không được bồi thường oan theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước!

Phải sòng phẳng với người bị oan!

Theo chúng tôi, việc cơ quan điều tra lấy quyết định giám đốc thẩm của Tòa Hành chính TAND Tối cao để làm căn cứ đình chỉ điều tra bị can còn nhiều điều khác cần phải xem lại.

Thứ nhất, quyết định giám đốc thẩm khẳng định bản án phúc thẩm (hủy quyết định thu hồi giấy đỏ của UBND quận Bình Tân) là đúng pháp luật. Như vậy, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa các bên là hợp pháp nên việc xử lý hình sự ông Thiện rõ ràng là làm oan.

Thứ haiđiểm mấu chốt trong vụ án là không có thiệt hại xảy ra, không có ai bị thiệt hại - một yếu tố bắt buộc trong cấu thành của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. VKS TP “đổ lỗi” rằng quyết định giám đốc thẩm “dẫn đến việc các cơ quan tố tụng không thể xác định bị hại trong vụ án” là vô lý. Bởi lẽ suốt gần bốn năm trước khi có quyết định giám đốc thẩm này, cơ quan điều tra đã không làm rõ được ai là người bị hại.

Hình sự hóa quan hệ dân sự, đến khi giải quyết hậu quả, cơ quan tố tụng địa phương lại vận dụng sai luật để không phải bồi thường oan. Chúng tôi đề nghị các cơ quan tố tụng trung ương kiểm tra, xem xét lại vụ việc để bảo đảm pháp luật được thực thi một cách đúng đắn, bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của một công dân bị làm oan.
“Tôi sẽ tiếp tục khiếu nại”


Tôi bị tạm giam từ tháng 6-2006 đến tháng 6-2012 mới được tại ngoại, đến tháng 9-2012 mới được đình chỉ điều tra. Trong khi đó, Quyết định giám đốc thẩm số 02 của Tòa Hành chính TAND Tối cao được ban hành từ tháng 3-2010. Nếu cơ quan điều tra và VKS cho rằng quyết định giám đốc thẩm này là “chuyển biến của tình hình” thì phải đình chỉ điều tra ngay sau đó chứ tại sao còn tiếp tục tạm giam, tiếp tục ra cáo trạng mới và hai lần truy tố tôi ra tòa?

Thậm chí đến ngày 11-10-2011, tức một năm rưỡi sau khi có Quyết định giám đốc thẩm số 02, VKS vẫn ra văn bản khẳng định tôi có tội. Vậy tại sao đến lúc đình chỉ điều tra thì lại “bấu víu” vào quyết định giám đốc thẩm này để né tránh trách nhiệm bồi thường oan cho tôi?
Tôi sẽ tiếp tục khiếu nại đến cơ quan tố tụng cấp cao hơn, đồng thời khiếu nại đến Cục Bồi thường Nhà nước (Bộ Tư pháp) để đòi lại quyền lợi chính đáng của mình.
Ông LÊ ĐỨC THIỆN

Được minh oan nhờ VKSND Tối cao vào cuộc

Những năm qua đã xảy ra không ít trường hợp cơ quan tố tụng nóng vội xử lý hình sự nhưng không chứng minh được tội phạm. Thay vì thừa nhận làm oan, các cơ quan tố tụng lại vận dụng khoản 1 Điều 25 BLHS để né trách nhiệm bồi thường.

Gần đây nhất, Pháp Luật TP.HCM đã phản ánh trường hợp của anh Nguyễn Minh Sang, ngụ huyện Châu Thành (Tiền Giang). Anh Sang bị người chú nghi ngờ trộm ĐTDĐ, nhẫn vàng nên bắt giao công an. Chứng cứ buộc tội rất yếu ớt nhưng anh Sang vẫn bị khởi tố, truy tố, kết án tù. Bản án sơ thẩm đã bị tòa phúc thẩm hủy để điều tra, xét xử lại. Sau bảy tháng điều tra lại không có kết quả, tháng 11-2012, Cơ quan điều tra Công an huyện Châu Thành đã ra quyết định điều tra bị can với lý do hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội theo khoản 1 Điều 25 BLHS.

Sau khi Pháp Luật TP.HCM đăng tải vụ việc, VKSND Tối cao đã yêu cầu VKS tỉnh Tiền Giang kiểm tra, báo cáo lãnh đạo VKSND Tối cao. Theo VKSND Tối cao, khi không chứng minh được anh Sang có hành vi phạm tội thì phải đình chỉ điều tra theo điểm b khoản 2 Điều 164 BLTTHS (đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm) chứ không phải khoản 1 Điều 25 BLHS.

Ngày 14-3 vừa qua, Công an huyện Châu Thành đã ra văn bản thừa nhận việc viện dẫn khoản 1 Điều 25 BLHS để làm cơ sở đình chỉ điều tra với anh Sang là sai. Do đó, công an huyện đã hủy bỏ quyết định đình chỉ cũ, đồng thời ban hành quyết định đình chỉ mới theo điểm b khoản 2 Điều 164 BLTTHS.

Nhờ chỉ đạo của VKSND Tối cao mà anh Sang đã được minh oan. Hiện anh đang làm các thủ tục để yêu cầu được bồi thường oan.
HỒNG TÚ
Nguồn: phapluattp.vn