30 tháng 12, 2013

Sưu tầm bài viết về mình: Thụ tinh từ tinh trùng của người đã chết: Phức tạp về pháp lý

Luật chưa điều chỉnh việc xác định cha và quyền thừa kế trong trường hợp này. Có thể thụ tinh từ trứng của người đã chết?


Việc chị Hoàng Thị Kim Dung (Hà Nội) sinh hai bé trai ngày 9-12 bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm từ tinh trùng của người cha đã mất bốn năm trước trong một tai nạn giao thông được xem là trường hợp đầu tiên tại Việt Nam. Từ đó cũng đã đặt ra nhiều vấn đề pháp lý thú vị.

Trường hợp đầu tiên tại Việt Nam

TS-BS Lê Vương Văn Vệ, Giám đốc BV Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, người thực hiện lưu trữ tinh trùng và thụ tinh ống nghiệm cho chị Hoàng Thị Kim Dung, cho biết về mặt kỹ thuật thì lưu trữ tinh trùng không phải là một kỹ thuật khó, cũng không còn xa lạ ở Việt Nam. “Tuy nhiên, bảo quản tinh trùng từ người chết và sau đó thụ tinh trong ống nghiệm thì trường hợp của chị Dung là đầu tiên tại Việt Nam. Đặc biệt, trường hợp này rất may mắn khi thành công ngay từ lần thụ tinh đầu tiên. Kết quả xét nghiệm AND chứng minh 99,99% hai cháu bé là con của anh Ngọc và chị Dung” - BS Vệ nói.
Theo BS Vệ, thế giới chưa có thống kê đầy đủ các trường hợp mang thai từ tinh trùng người đã mất. Qua tìm hiểu của ông thì không nhiều lắm, có một trường hợp ở Mỹ, tuy nhiên phải đến lần thứ hai thì ca thụ tinh mới thành công. “Khi một người bị tai nạn hoặc chết đột tử, người thân họ muốn lưu giữ tinh trùng để thụ tinh trong ống nghiệm thì hiện chưa có một quy định nào để cá nhân tôi cũng như giới y khoa có thể thực hiện phù hợp với truyền thống đạo đức xã hội, nhân văn và đúng pháp luật” - BS Vệ bày tỏ.


TS-BS Lê Vương Văn Vệ, chị Dung và hai cháu bé ra đời từ tinh trùng của người bố đã qua đời bốn năm trước. Ảnh: HUY HÀ

Theo BS Hồ Mạnh Tường, Tổng Thư ký Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TP.HCM, để lấy tinh trùng từ tinh hoàn người mới mất, thời gian khuyến cáo là trong vòng 24 giờ (cá biệt, có thể trong vòng 36 giờ). Nếu tinh trùng lấy ra còn sống, có thể lưu trữ được trong vòng nhiều năm. Trên nguyên tắc, không có giới hạn về tuổi người mất. Tuy nhiên, tuổi càng lớn thì chất lượng tinh trùng càng giảm.

Theo BS Tường, việc lấy tinh trùng và lưu trữ tinh trùng từ người đã chết về kỹ thuật thì khá đơn giản, hầu hết các trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm ở Việt Nam đều có thể thực hiện được. Tuy nhiên, về pháp lý và y đức, đây là vấn đề đã được tranh luận rất nhiều trên thế giới. Hầu hết các nước trên thế giới không ủng hộ hoặc cấm việc lấy tinh trùng từ người chết nếu người này không có cam kết bằng văn bản đồng ý trước đó. “Theo tôi, đó cũng là lý do mà trước nay ít có bệnh viện nào ở Việt Nam thực hiện kỹ thuật này” - BS Tường nói.

Luật sư Nguyễn Đức Chánh, Đoàn Luật sư TP.HCM, đến thời điểm hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào về việc lấy tinh trùng người chết để thụ tinh nhân tạo, giống trường hợp của chị Dung. Trên thế giới, đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về cả pháp lý và đạo đức về việc người còn sống là vợ (hoặc người yêu) lấy tinh trùng của người chết để lưu trữ, thụ tinh trong ống nghiệm. Vì người có tinh trùng đã mất nên không thể hiện được ý chí đồng ý hay không đồng ý việc cho lưu trữ và thụ tinh từ tinh trùng của họ.

Lỗ hổng pháp lý trong việc xác nhận cha và thừa kế

Theo luật sư Nguyễn Đức Chánh, sự kiện trên đồng thời cho thấy lỗ hổng pháp lý về việc xác định con chung và người thừa kế.

Thứ nhất, về mặt con chung, theo quy định ở Điều 63 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 về xác định cha, mẹ: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng”. Theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 70/2001 về xác định con chung của vợ chồng: “Con sinh ra trong vòng 300 ngày, kể từ ngày người chồng chết… thì được xác định là con chung của hai người”. Tuy nhiên, trong trường hợp này, hai cháu bé sinh ra sau hơn bốn năm kể từ ngày cha các cháu mất, như vậy chiếu theo những quy định trên thì không được coi là con chung trong thời kỳ hôn nhân. Muốn xác định cha cho hai cháu bé thì phải làm thủ tục nhận cha rồi mới ghi tên cha trên giấy khai sinh.

Thứ hai, về người thừa kế, theo Điều 635 Bộ Luật dân sự 2005, người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết… Như vậy, tại thời điểm chồng chị Dung chết, hai cháu bé chưa thành thai nên không được xác định là người thừa kế của chồng chị Dung.

Hiện tại, pháp luật Việt Nam cũng không cấm việc các bác sĩ hoặc cơ sở y tế thực hiện lấy tinh trùng hoặc trứng để trữ lạnh và thụ tinh sau này. Tuy nhiên, cũng không có hành lang pháp lý nào để đảm bảo việc thực hiện này. Vì vậy, tất cả vấn đề này pháp luật phải sửa đổi, bổ sung để tiên liệu và điều chỉnh cho những quan hệ phát sinh sau này.
Có thể thụ tinh từ trứng của người đã chết?
Đối với người chết là nữ, hiện chưa có nghiên cứu về lấy buồng trứng ở người chết. Tuy nhiên, nếu thực hiện thì cần càng sớm càng tốt vì noãn nhạy cảm hơn tinh trùng rất nhiều. Phải trữ lạnh mô buồng trứng, trên nguyên tắc, có thể trữ trong vòng nhiều năm. Tuy nhiên, hiệu quả của trữ lạnh mô buồng trứng hiện nay còn rất thấp.

Chỉ nên trữ buồng trứng ở những người không quá 35 tuổi. TP.HCM cũng chưa thực hiện việc lấy trứng từ người đã mất vì vấn đề kỹ thuật, pháp lý và y đức phức tạp hơn nhiều so với tinh trùng.

BS HỒ MẠNH TƯỜNGTổng Thư ký Hội Nội tiết sinh sản
và vô sinh TP.HCM
HUY HÀ - TRẦN NGỌC

Sưu tầm bài viết về mình: Có quyền nhân thân, không có quyền thừa kế từ cha

Sự kiện hai bé trai sinh đôi (tại Hà Nội) vừa chào đời nặng 2,4 kg và 2,6 kg là kết quả của ca thụ tinh trong ống nghiệm từ tinh trùng của người bố được bảo quản sau 3 năm lấy từ tử thi là thành tựu của y học Việt Nam. Đây là vấn đề khá hi hữu vì người chồng mất đã 3 năm.



Số ca sinh đôi đang tăng mạnh do liệu pháp điều trị vô sinh - Ảnh: Wingwire.com
Nhiều bạn đọc thắc mắc về vấn đề khai sinh, quyền nhân thân của hai đứa trẻ sinh ra từ ống nghiệm.
Trao đổi về vấn đề này, luật sư Nguyễn Đức Chánh (Đoàn luật sư TP.HCM) phân tích: Điều 63 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 về xác định cha, mẹ quy định con chung của vợ chồng là con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ mang thai trong thời kỳ hôn nhân; con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng. Điều 21 Nghị định 70/2001/NĐ-CP ngày 03.10.2001 của Chính phủ về xác định con chung của vợ chồng còn có quy định: Con sinh ra trong vòng 300 ngày, kể từ ngày người chồng chết hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật, thì được xác định là con chung của hai người.
Theo luật sư Chánh, chiếu theo quy định trên, trường hợp 2 cháu bé được sinh ra sau hơn 3 năm kể từ ngày cha các cháu chết, thì không được xem là con chung của người phụ nữ đó và người chồng quá cố. Mặc dù, trên thực tế 2 cháu bé này là “sản phẩm” của vợ chồng chị ấy. Đây chính là vấn đề mà pháp luật Hôn nhân Gia đình và Nghị định hướng dẫn chưa dự liệu tới và không điều chỉnh kịp theo sự phát triển của khoa học, y học.
 
"Tóm lại, ở trường hợp đặc biệt này hai trẻ được sinh ra từ chính tinh trùng của cha mình về nhân thân không phải là điều đáng lo ngại (như việc khai sinh ghi tên cha) và chỉ bị hạn chế bởi duy nhất một quyền là quyền thừa kế mà thôi, còn các quyền dân sự khác đều bình thường như một công dân bình thường (nếu không bị hạn chế)", luật sư Trạch nói.
Trong khi đó, luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn luật sư TP.HCM) lại cho rằng vấn đề khai sinh cho hai cháu bé không khó. Theo luật sư Trạch, Nghị định 12/2003/NĐ-CP ngày 12.2.2003 có quy định về những trường hợp trẻ sinh ra trong ống nghiệm.
Cụ thể là tại Chương V, Điều 20, khoản 1 ghi: “Trẻ ra đời do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phải được sinh ra từ người mẹ trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ sống độc thân”.
Trong trường hợp này, 2 bé trai sinh đôi tại Hà Nội được sinh ra từ chính người mẹ của mình. Tại khoản 2 quy định “Những người theo quy định tại khoản 1 Điều này được xác định là cha, mẹ đối với trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản”. Nhưng tại Điều 3 của Nghị định có giải thích về thụ tinh nhân tạo là thủ thuật bơm tinh trùng của chồng hoặc của người cho tinh trùng vào tử cung của người phụ nữ có nhu cầu sinh con để tạo phôi. Ở đây, khi người chồng bị tai nạn giao thông thì cả hai vợ chồng đều chưa có con. Do đó, người vợ đã nhờ các bác sĩ chuyên khoa thực hiện việc lấy và lưu trữ tinh hoàn của người chồng lại để thực hiện việc sinh con bằng sự hỗ trợ của khoa học - phương pháp thụ tinh nhân tạo. Pháp luật cũng không cấm việc sử dụng tinh trùng của người đã chết nên trong trường hợp này, người mẹ hoàn toàn có thể sinh con theo phương pháp khoa học này. Vậy, căn cứ vào Nghị định 12/2003 thì 2 con trai được sinh ra đều có nhân thân từ chính noãn và tinh trùng của cha mẹ mình.
"Theo tôi nghĩ, người mẹ hoàn toàn có khả năng đăng ký khai sinh và ghi tên cha cho con là người chồng đã mất. Người vợ có đủ cơ sở pháp lý để chứng minh hai trẻ sinh ra từ tinh trùng của người chồng đã mất, thông qua xác nhận của cơ sở y tế thực hiện ca thụ tinh trong ống nghiệm, chứng tử, giấy đăng ký kết hôn", luật sư Trạch phân tích.
Còn về vấn đề thừa kế, luật sư Trạch và luật sư Chánh có cùng quan điểm khi cho rằng hai trẻ không có quyền về thừa kế.
Cụ thể, Nghị định 12/2003 quy định: “Con được sinh ra do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không được quyền yêu cầu quyền thừa kế, quyền được nuôi dưỡng đối với người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi (Điều 21)".
Bên cạnh đó, tại Điều 635 BLDS quy định về người thừa kế: “Người thừa kế phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết…”.
Như vậy, về thừa kế 2 người con này chỉ được hưởng thừa kế từ chính người mẹ của mình mà thôi.
Lê Quang
Nguồn: thanhnien.com.vn

23 tháng 12, 2013

Sưu tầm bài viết về mình: Ai cũng được phạt báo chí?

Quy định cho phép hàng loạt cấp, ngành được xử phạt báo chí đưa tin sai sự thật đang phá vỡ tính thống nhất về lãnh đạo và quản lý báo chí, gây rối rắm, bất khả thi và chồng chéo về thẩm quyền xử phạt...


Phóng viên tác nghiệp - Ảnh: Ngọc Thắng
Cơ quan nào cũng phạt báo chí (!?)
Ngày 19.7.2013, Nghị định 79/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực thống kê (có hiệu lực thi hành từ 5.9.2013) tại điều 13, Vi phạm quy định về phổ biến thông tin thống kê quy định: “...Phạt tiền từ trên 20 - 30 triệu đồng đối với hành vi phổ biến thông tin thống kê sai sự thật và buộc cải chính thông tin thống kê sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đã phổ biến”. Tại điều 14 Vi phạm quy định về sử dụng thông tin thống kê: “Cảnh cáo đối với hành vi không ghi rõ nguồn gốc của thông tin thống kê khi phổ biến, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các ấn phẩm. Phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với hành vi trích dẫn không đúng nguồn gốc thông tin thống kê khi phổ biến, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các ấn phẩm. Phạt tiền từ trên 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi làm sai lệch các thông tin thống kê đã được cơ quan có thẩm quyền công bố để phổ biến, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các ấn phẩm...”.
Tiếp đó, Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn ngày 24.9.2013 (có hiệu lực từ 9.11.2013) của Chính phủ tại điều 14 cũng quy định: “Phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng đối với hành vi bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường. Phạt tiền từ 75 - 100 triệu đồng đối với hành vi trên nếu đăng tải phương tiện thông tin đại chúng như báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các ấn phẩm thông tin khác”.
Gần đây, Nghị định 138/2013/NĐ-CP ngày 22.10.2013 quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực giáo dục (có hiệu lực có hiệu lực từ 10.12.2013) cũng có quy định phạt tiền từ 3 - 6 triệu đồng đối với hành vi thông tin sai sự thật về kỳ thi.
Chưa hết, ngày 13.11.2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 173/2013/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ có hiệu lực từ 1.1.2014 cũng quy định phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng nếu đưa tin dự báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ trên các phương tiện thông tin đại chúng mà không nêu nguồn gốc cấp tin; phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi như: Đưa tin dự báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ trên các phương tiện thông tin đại chúng không đúng quy định; làm sai lệch nội dung bản tin dự báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ do cơ quan có thẩm quyền cung cấp. Trường hợp làm sai lệch nội dung bản tin dự báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ do cơ quan có thẩm quyền cung cấp gây hậu quả nghiêm trọng chịu mức phạt từ 40-50 triệu đồng.
 
Các ngành có thể ra quy định xử phạt nhưng chỉ xử phạt trong lĩnh vực mình quản lý. Chẳng hạn, thuế có quyền phạt báo chí nếu vi phạm các quy định về thuế như khai báo thuế không đúng quy định, mất hóa đơn... chứ không thể nhảy sang phạt báo chí đưa tin sai sự thật
Luật sư Hà Hải (Đoàn luật sư TP.HCM)
Chủ tịch xã cũng có quyền xử phạt báo chí !
Từ các văn bản nêu trên cho thấy, có rất nhiều cơ quan có "quyền" phạt báo chí. Chẳng hạn, trong lĩnh vực giáo dục, người có thẩm quyền xử phạt là chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn (có quyền phạt đến 5 triệu đồng, điểm b, khoản 1, điều 28, Nghị định 138) đến quận, huyện, thị xã, TP thuộc tỉnh và tỉnh, TP trực thuộc T.Ư; Thanh tra viên đang thi hành công vụ, Chánh thanh tra Sở GD-ĐT, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ; Chánh thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ... (điều 29, Nghị định 138) cũng có quyền xử phạt.
Trong lĩnh vực thống kê, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc về chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện. Ngoài ra, người có quyền phạt còn có: Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, TP trực thuộc T.Ư; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Kế hoạch - Đầu tư; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Tổng cục Thống kê; Chánh thanh tra Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Trưởng đoàn thanh tra Cục Thống kê tỉnh, TP trực thuộc T.Ư (điều 18, Nghị định 79).
Các văn bản chuyên ngành khác như trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn; Khí tượng thủy văn... cũng quy định chi tiết về các cơ quan có thẩm quyền xử phạt.
Trong khi đó, Nghị định 02/2011/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC trong hoạt động báo chí, xuất bản; Nghị định 159/2013/NĐ-CP thay thế Nghị định 02 nói trên từ 1.1.2014, quy định thẩm quyền xử phạt báo chí thuộc thanh tra chuyên ngành thông tin - truyền thông; Chánh thanh tra Sở Thông tin - Truyền thông; Chánh thanh tra Bộ Thông tin - Truyền thông, và chủ tịch UBND cấp huyện trở lên...
Rối rắm, chồng chéo
Hiện nay, hành vi tác nghiệp của phóng viên, xuất bản... vi phạm pháp luật đã có Nghị định 02/2011. Đặc biệt, Nghị định 159/2013/NĐ-CP thay thế Nghị định 02 nói trên từ 1.1.2014. Như vậy, chỉ còn ít ngày nữa Nghị định 159 sẽ có hiệu lực song hành với các nghị định chuyên ngành trong lĩnh vực khác cùng xử phạt báo chí. Nghị định 159 có 4 chương, 38 điều với 13 điều quy định về mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm về nội dung thông tin sai sự thật, không dẫn nguồn, minh họa, rút tít không phù hợp; về sử dụng thẻ; cung cấp, sử dụng thông tin của cơ quan báo chí; cải chính... Nói chung tất tần tật hành vi liên quan đến hoạt động báo chí (của cá nhân và tổ chức), xuất bản... đều bị nhắc đến và xử phạt nhẹ nhất là cảnh cáo và nặng nhất là phạt tiền đến 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức.
Trong khi đó, điều 1, khoản 3 Nghị định 159 quy định: “Các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến hoạt động báo chí, xuất bản không quy định tại nghị định này mà quy định tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước khác thì áp dụng các quy định đó để xử phạt”. Luật sư Phạm Công Út phân tích: Điều này, có nghĩa là chỉ những hành vi nào mà Nghị định 159 không quy định thì các nghị định khác mới được bổ sung, đưa vào để xử phạt. Phù hợp với quy định tại điều 3 luật Xử phạt vi phạm hành chính về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính: “Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần”.
Cụ thể, điều 8, Nghị định 159 đã quy định đầy đủ các hành vi: Không viện dẫn nguồn tin hoặc viện dẫn sai nguồn tin khi đăng, phát trên báo chí; Đăng, phát thông tin sai sự thật, đăng, phát thông tin xuyên tạc, vu khống... với những mức phạt rất cụ thể. “Tuy nhiên, các nghị định nói trên vẫn áp vào để xử phạt là trái với khoản 1, điều 3 nghị định 159 và các văn bản quy định về xử phạt trong hoạt động báo chí đang giẫm chân lên nhau”, luật sư Út nói.
Ai có quyền kết luận đúng sai ?
Trao đổi với Thanh Niên, luật sư Nguyễn Đức Chánh (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng, để xử phạt hành chính thì các cơ quan có thẩm quyền phải chứng minh hành vi vi phạm. “Vậy căn cứ vào đâu để các cơ quan, tổ chức cho rằng hành vi, bài viết, bài báo đó vi phạm hành chính? Ai có quyền kết luận đúng sai? Như vậy, có thể có tình trạng bị xử phạt oan và xảy ra tình trạng khiếu kiện về sau”, luật sư Chánh phân tích. Ông cũng nhìn nhận: “Chưa có hoạt động nào mà bị nhiều ngành xử phạt hành chính như lĩnh vực hoạt động báo chí. Vì vậy, cần thống nhất lại các quy định xử phạt để tránh chồng chéo, mâu thuẫn nhau”.
Cùng quan điểm, luật sư Phạm Công Út cho rằng điều 8, Nghị định 159 đã quy định đầy đủ các hành vi: Không viện dẫn nguồn tin hoặc viện dẫn sai nguồn tin khi đăng, phát trên báo chí; đăng, phát thông tin sai sự thật; đăng, phát thông tin xuyên tạc, vu khống... với những mức phạt rất cụ thể. Nhưng các nghị định khác vẫn áp vào để xử phạt là trái với khoản 1, điều 3 Nghị định 159. “Các văn bản quy định về xử phạt trong hoạt động báo chí đang giẫm chân lên nhau”, luật sư Út nói.
Luật sư Hà Hải (Đoàn luật sư TP.HCM) phân tích thêm: “Các nghị định xử phạt vi phạm hành chính ban hành phải tuân thủ luật Xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, các ngành có thể ra quy định xử phạt nhưng chỉ xử phạt trong lĩnh vực mình quản lý. Chẳng hạn, thuế có quyền phạt báo chí nếu vi phạm các quy định về thuế như khai báo thuế không đúng quy định, mất hóa đơn... chứ không thể nhảy sang phạt báo chí đưa tin sai sự thật”.
Luật sư Nguyễn Thành Công (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng những quy định như thế cho thấy sự khập khiễng, chồng lấn, không chuyên nghiệp. Dẫn đến tình trạng khi có hành vi vi phạm xảy ra sẽ có tranh chấp, bên “đòi” xử nhẹ, bên muốn “áp” xử nặng và không biết xử theo “luật” nào. Chia sẻ quan điểm này, luật sư Hà Hải đề nghị cần thống nhất về một đầu mối xử phạt. “Nếu ngành ngành ra văn bản xử phạt, mỗi nơi mỗi kiểu thì pháp luật không đi vào cuộc sống”, ông Hải nói.
Không đúng thẩm quyền
Bình luận xung quanh vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hùng - Chánh thanh tra Bộ Thông tin - Truyền thông (TT-TT) cho biết:
Thời gian qua Chính phủ đã có một chủ trương hợp lý là yêu cầu các bộ ngành “rút gọn” các quy định xử phạt hành chính liên quan đến lĩnh vực mà bộ, ngành đó quản lý vào tối đa 1 - 3 nghị định (do Chính phủ ban hành). Ví dụ trong lĩnh vực thông tin - truyền thông trước đây có khoảng 10 nghị định xử phạt thì nay gom lại còn 2 nghị định. Đây là chủ trương mà tất cả các bộ ngành đều phải thực hiện và tiến hành xây dựng lại các văn bản. Chủ trương cũng yêu cầu gom các quy định xử lý vi phạm liên quan các bộ, ngành khác nhau về một văn bản chung. Ví dụ Nghị định số 158/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo do Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch chủ trì nhưng liên quan đến nhiều bộ, ngành khác.
Trong lĩnh vực báo chí xuất bản thì đã có Nghị định 159/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí xuất bản sẽ có hiệu lực từ 1.1.2014. Nghị định này cũng đã bao trùm tất cả các vấn đề liên quan các lĩnh vực khác. Trước đây, Thanh tra Bộ TT-TT cũng từng được một số bộ ngành mời tham gia hội đồng tư vấn, thẩm định các dự thảo văn bản xử phạt trong đó có liên quan đến báo chí. Đã nhiều lần, chúng tôi đề nghị các cơ quan ban hành văn bản không đưa vấn đề xử phạt báo chí vào vì như vậy là không đúng thẩm quyền. Các cơ quan này, trong đó có cả Bộ Công an, cũng đã đồng ý và rút các quy định đó ra.
Tuy nhiên do thực tế xây dựng văn bản pháp luật của chúng ta còn nhiều bất cập. Không phải lúc nào Bộ TT-TT cũng được tham vấn ý kiến nên đã xảy ra nhiều trường hợp văn bản được ban hành rồi thì mới phát hiện ra như những chồng chéo, bất hợp lý.
Xin ông cho biết quy trình xử phạt các sai phạm liên quan đến lĩnh vực báo chí - xuất bản hiện nay?
Các quyết định xử phạt của Thanh tra Bộ TT-TT sẽ được căn cứ trên nhiều nguồn. Đầu tiên là dựa trên các đề nghị từ các cơ quan chức năng của Bộ TT-TT như Cục Báo chí, Cục Quản lý truyền hình - phát thanh và thông tin điện tử... Các cơ quan này cũng lấy thông tin từ nhiều nguồn khác như trong đó có nguồn từ các bộ, ngành hoặc qua các kênh khác phản ánh đến các cơ quan quản lý báo chí. Bên cạnh đó cũng có nhiều vụ việc do Thanh tra Bộ TT-TT tự phát hiện và xử lý. Chúng tôi cũng tiếp nhận thông tin từ các cá nhân, tổ chức gửi đến. Sau khi thẩm tra các thông tin này, nếu chính xác thì cũng sẽ tiến hành xử lý.
Ông đánh giá thế nào về tính khả thi nghị định xử phạt của các ngành?
Cần phải xem xét cụ thể xem các nghị định khác xử phạt báo chí có gì vênh với Nghị định 159 hay không? Trong thẩm quyền của mình chúng tôi sẽ cố gắng trao đổi đề nghị các cơ quan liên quan phối hợp. Còn về nguyên tắc quản lý báo chí thì trách nhiệm thuộc Bộ TT-TT. Mức phạt chênh lệch nhau cũng không công bằng và hợp lý do cách đánh giá của mỗi bộ ngành có sự khác biệt. Trong khi cần có một khung phạt thống nhất.
Trường Sơn
Sẽ dẫn tới sự lạm dụng

Trao đổi với Thanh Niên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Lê Như Tiến (ảnh) cho rằng: Việc xử lý vi phạm trong các lĩnh vực là điều rất cần thiết và không ngoại lệ với báo chí, thế nhưng để tránh chồng chéo, tùy tiện trong việc xử phạt vi phạm với báo chí, chỉ nên áp dụng theo quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí, xuất bản. Nếu lĩnh vực nào, cơ quan nào cũng nhăm nhăm đòi xử phạt vi phạm của báo chí (chưa đề cập đến có vi phạm thực sự hay không), sẽ dẫn tới sự lạm dụng, chồng chéo, như chúng ta vẫn thường hay nói “thuế chồng lên thuế”, thì các quy định xử phạt báo chí trong các nghị định như câu hỏi đặt ra là “phạt chồng lên phạt”.
Tôi vẫn thường đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí là vừa quản lý tốt báo chí nhưng đồng thời cũng phải tạo điều kiện thuận lợi nhất để báo chí phát triển và hội nhập, chứ không nên nhăm nhăm chỉ dùng phanh, ngoài phanh cũng còn phải có ga, phanh là để ngăn ngừa, xử lý kịp thời khi báo chí vi phạm hoặc làm quá đà, còn ga là thúc đẩy để báo chí phát triển và hội nhập, hai cái này phải song hành, chứ không chỉ quan tâm nhiều đến xử phạt và đôi khi không tạo điều kiện để báo chí phát triển và hội nhập.
Nếu chúng ta quy định xử phạt báo chí nhiều quá hay lạm dụng quy định xử phạt báo chí sẽ vô hình trung cản trở tác nghiệp của báo chí. Báo chí cần có khoảng rộng để hoạt động, tác nghiệp, nếu đưa tin sai đã có luật Báo chí điều chỉnh, tổng biên tập phải chịu trách nhiệm và cá nhân nhà báo đưa tin sai cũng sẽ bị xử lý, xử phạt theo luật định.
Vậy với các quy định xử phạt báo chí trong nội dung các nghị định xử phạt vi phạm hành chính của các ngành đã được ban hành, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội có yêu cầu làm rõ tính hợp lý, hợp pháp để tránh tình trạng chồng chéo như ông nói?
Theo quy định thì cơ quan giúp Chính phủ “gác cổng” các văn bản trước khi ban hành là Bộ Tư pháp. Thời gian qua, rất nhiều nghị định, thông tư hướng dẫn thực thi các luật, pháp lệnh được ban hành theo soạn thảo, đề xuất từ các bộ ngành chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn rồi bị khai tử, trong đó có nhiều quy định rất phản cảm, không hợp lòng dân, khó khả thi, bị dư luận phản ứng, và Chính phủ cũng đã rất cầu thị sửa đổi.
Với các nghị định đã ban hành hoặc đang dự thảo liên quan đến xử phạt vi phạm báo chí cũng thế, nếu không hợp lý, hợp lệ thì các cơ quan soạn thảo, ban hành phải chủ động sửa đổi kịp thời cho phù hợp. Trong trường hợp các cơ quan ban hành không chủ động điều chỉnh, các ủy ban của Quốc hội được giao thẩm tra, thẩm định các lĩnh vực thuộc phạm vi phụ trách sẽ yêu cầu báo cáo lại, nếu thấy không hợp lý, hợp lệ, không đúng quy định của pháp luật, thậm chí là vi hiến, thì sẽ yêu cầu bãi bỏ hoặc sửa đổi lại cho phù hợp.
Bảo Cầm(thực hiện)
Lê Nga
Nguồn: thanhnien.com.vn

17 tháng 12, 2013

Sưu tầm bài viết về mình: Khó xử phạt hành vi 'cởi đồ khoe thân'?

Liên quan đến việc 7 thanh, thiếu niên tổ chức quay video clip Anh không đòi quà với nhân vật nữ chính cởi đồ phản cảm nơi công cộng, giới luật sư cho rằng khó có thể xử phạt.


Ảnh chụp lại từ video clip, thiếu nữ mặc đồ lót quay video clip tại Cần Thơ (trên) và phiên bản do một kênh truyền hình giải trí thực hiện 
Không chỉ ở Cần Thơ, việc “ăn theo” quay clip Anh không đòi quà để cởi đồ, khoe thân tung lên mạng ngày càng phố biến, diễn ra ở nhiều tỉnh thành. Nhân vật chính cởi đồ cũng có nhiều biến tướng hết nữ đến nam và thậm chí là cả trẻ con.
Điều mà dư luận bức xúc là việc một bộ phận giới trẻ xem đây là chuyện bình thường trong khi đại bộ phận dân chúng cho rằng hành động khoe thân, cởi đồ phản cảm nói trên đã vi phạm thuần phong mỹ tục. Tuy nhiên, hầu như không thấy chính quyền địa phương xử phạt dù việc quay clip phản cảm công khai trên đường phố.
Không những vậy, luật sư Nguyễn Đức Chánh (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết thêm hành vi ăn mặc hở hang, phản cảm tại địa điểm văn hóa, tín ngưỡng, nơi làm việc của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trên thực tế hầu như không bị cơ quan hay người có thẩm quyền nào ra quyết định xử phạt.
“Mức độ chỉ dừng lại ở việc bảo vệ nhắc nhở người ăn mặc phản cảm, hở hang và không cho họ vào trong các địa điểm này”, luật sư Chánh nói.
Trao đổi với PV Thanh Niên Online, nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng hành vi trên không bị xử phạt. Đồng quan điểm này, luật sư Nguyễn Đức Chánh phân tích: “Nhóm thanh thiếu niên quay video clip, trong đó có một người nữ chỉ mặc áo ngực và quần lót đang biểu diễn công khai trên đường đến thời điểm này chưa có quy định nào về việc xử phạt hành chính đối với hành vi này vì không xảy ra ở nơi hội họp đông người, địa điểm văn hóa, tín ngưỡng, nơi làm việc của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội”.
Đồng thời, hành vi phát tán clip này trên mạng hiện nay cũng không có quy định nào xử phạt, luật sư Chánh nói thêm.
Song song đó, một thẩm phán tòa hành chính cho biết: Theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 73/2010/NĐ-CP ngày 12.7.2010 của Chính phủ xử phạt vi phạm quy định về nếp sống văn minh, chỉ bị xử phạt khi: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng khi Không mặc quần, áo hoặc mặc quần áo lót ở nơi hội họp đông người, các địa điểm văn hóa, tín ngưỡng, nơi làm việc của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội. Việc xử phạt sẽ do chính quyền địa phương nơi xảy ra hành vi vi phạm lập biên bản xử phạt.
Nhưng Nghị định 73 sắp bị thay thế bởi Nghị định 167/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội… vừa ban hành. Kể từ ngày 28.12 tới đây Nghị định 167 sẽ có hiệu lực đồng thời Nghị định 73 sẽ hết hiệu lực quy định đã bỏ không xử phạt hành vi nói trên.
Theo luật sư Nguyễn Thanh Lương (Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư Bến Tre), đây là điểm hở của pháp luật, những hành vi phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục diễn ra ở những nơi tôn nghiêm như trên sẽ không thể xử phạt được.
Đối với hành vi ăn mặc hở hang, phản cảm, theo luật sư Nguyễn Đức Chánh, hiện chỉ xử phạt nếu liên quan đến hoạt động biểu diễn.
Cụ thể, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 của Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 6.1.2009 của Chính phủ thì biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang là một trong những hoạt động văn hóa.
Tại điểm b khoản 3 của Quy chế này nghiêm cấm các hoạt động văn hóa có nội dung: Trái với thuần phong mỹ tục; người tổ chức biểu diễn nghệ thuật không được yêu cầu hoặc cho phép người biểu diễn sử dụng trang phục hoặc hóa trang không phù hợp với thuần phong mỹ tục dân tộc...
Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 16 Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12.7.2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa thì hành vi mặc trang phục, hóa trang gây phản cảm, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục Việt Nam sẽ bị xử phạt hành chính từ 2 - 5 triệu đồng.
Lê Nga
Nguồn: thanhnien.com.vn

11 tháng 12, 2013

Sưu tầm bài viết về mình: Vụ tự ý tháo dỡ tài sản của Cty TNHH Phương Nga: Tại sao vẫn chưa khởi tố?

Dantin - Báo Đời sống & Tiêu dùng số 40 ngày 14/11/2013 đã phản ánh sự việc Công ty cổ phần phát triển hạ tầng An Hưng Phát (AHP) lợi dụng quyết định vi phạm thủ tục hành chính của UBND thành Phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai để tiến hành tháo dỡ tài sản trên phần đất của Công ty TNHH Phương Nga. Hành động có dấu hiệu vi phạm pháp luật trên diễn ra đã hơn một năm những vẫn chưa được điều tra và khởi tố.
Tự ý phá vỡ thỏa thuận

Theo hai biên bản thỏa thuận số 5 và 6 ký ngày 09/09/2010 giữa Công ty TNHH Phương Nga và Công ty cổ phần phát triển hạ tầng AHP thì để phục vụ cho việc thực hiện dự án xây dựng khu dân cư Bình Dương tại phường Long Bình Tân (Tp.Biên Hòa), AHP sẽ giao lại 30% diện tích đất sử dụng và tạm ứng 1 tỷ đồng để Cty TNHH Phương Nga di dời tài sản và bàn giao đất thực hiện dự án. Thống kê của Cty TNHH Phương Nga gửi các cơ quan chức năng cho thấy phần tài sản cần di dời này có giá trị trên 3 tỉ đồng.


Thế nhưng, khi hai văn bản trên vẫn còn “tươi màu mực”, CT Phương Nga chưa kịp di dời thì các tài sản này đã biến thành gạch vụn do sự “đổ bộ” của hàng loạt các xe công trình, máy ủi, máy xúc của AHP vào phá hủy. Khi mọi thứ đã tan hoang, bị phản ứng thì AHP vô tư nhận mình “vô can” với lý do lãnh đạo công ty không chỉ đạo vụ việc mà do nhân viên của công ty tự ý làm và người nhân viên này đã bỏ trốn (!?)”.

“Không có lệnh của trên thì nhân viên nào dám tự ý dùng phương tiện của công ty để ngang nhiên xâm phạm vào tài sản của người khác không?” , anh Võ Thành Long, một người dân địa phương đặt câu hỏi khi PV Đời Sống & Tiêu dùng đến địa bàn tìm hiểu.

Trong khi đó, biên bản họp ngày 10/4/2012 giữa chính quyền UBND phường Long Bình Tân với các bên, ông Nguyễn Minh Hải, Giám đốc AHP đã ký xác nhận đồng ý với ý kiến kết luận của Phó chủ tịch Đoàn Văn Đoàn :“Việc Công ty AHP tự ý đào bới phần tài sản trên đất chưa được áp giá và quyết định bồi thường của cơ quan có thẩm quyền. Đề nghị công ty AHP không được thi công phần tài sản chưa được bồi thường. Công ty AHP chỉ được phép thi công tháo dỡ các hạng mục đã được đấu giá và đã được thi hành án bàn giao cho công ty AHP”
Sau đó, UBND thành phố Biên Hòa ban hành Quyết định số 6069/QĐ-UBND (về việc bồi thường, hỗ trợ do thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng khu dân cư). Theo đó, Cty TNHH Phương Nga chỉ được hỗ trợ tài sản trên đất với khoản tiền 255 triệu đồng.

Theo đại diện của Cty TNHH Phương Nga thì: Khi mọi thứ chỉ còn là đống đổ nát thì lúc ấy UBND TP Biên Hòa mới định giá và AHP sử dụng luôn quyết định vi phạm thủ tục hành chính này để đơn phương phá vỡ hai thỏa thuận số 5 và 6 giữa hai bên.

Khởi kiện nhưng không khởi tố

Toàn bộ tài sản trên đất của công ty TNHH Phương Nga trị giá hơn 3 tỉ đã bị “bình định” sạch sẽ.


“Dự án không thuộc lĩnh vực an ninh – quốc phòng, các bên liên quan có quyền thỏa thuận chứ tại sao Thành phố lại nhảy vào “cầm còi”? Mà “tuýt còi” áp giá đền bù dựa trên cơ sở nào để đưa ra con số 255 triệu trong khi phần tài sản của chúng tôi bị AHP hủy hoại lên tới hơn 3 tỉ đồng?”, bà Nguyễn Phương Nga, GĐ Cty TNHH Phương Nga bức xúc.

Còn ông Đặng Văn Năm, Giám đốc công ty Hạ tầng (thuộc Tổng công ty xây dựng Miền Đông) từng có thời gian công tác với ông Hải cho biết: “Ông Hải “xà gồ” (Giám đốc Cty AHP Nguyễn Minh Hải – PV) đã sai nhân viên phá hủy tài sản trước trước khi văn bản số 6069/QĐ-UBND ra đời . Vậy phải chăng với việc ban hành quyết định đó, UBND TP Biên Hòa đang chữa cháy và tiếp tay cho hành vi trái pháp luật của ông ta?”.

Liên quan đến vị giám đốc AHP này, cũng theo ông Năm, trước đây khi còn làm chung tại Tổng công ty xây dựng Miền Đông, ông Hải đã bị kỷ luật và buộc phải ra khỏi công ty vì làm giả vả ký giấy tờ khống khiến công ty thiệt hại và pháp luật đã phải vào cuộc. “Ở đơn vị cũ ai cũng biết, tôi vẫn còn giữ mọi giấy tờ, hồ sơ liên quan đến sai phạm của ông này”, ông Năm nói thêm.

Được biết, công ty TNHH Phương Nga đã khởi kiện hành chính Quyết định số 6069/QĐ-UBND của thành phố Biên Hòa. Đồng thời khởi kiện hành vi hủy hoại tài sản của công ty cổ phần phát triển hạ tầng AHP. Ở đây hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 143 BLHS đã xác định rõ người cố ý thực hiện hành vi hủy hoại tài sản (nhân viên cty An Hưng Phát, người trực tiếp lái xe cuốc)? Có sự chỉ đạo của giám đốc Nguyễn Minh Hải…); xác định giá trị thiệt hại.

Tuy nhiên đơn kiện đã gửi gần một năm mà doanh nghiệp này đến nay vẫn nhận được sự im lặng khó hiểu từ phía các cơ quan có thẩm quyền. (Không trả lời, không ra quyết định đình chỉ hay điều tra, khởi tố).

Luật sư Nguyễn Đức Chánh ( Đoàn Luật Sư TPHCM):
Điều 21 Luật Tố cáo năm 2011 quy định về thời hạn giải quyết tố cáo như sau:
1. Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo.
2. Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể gia hạn thời hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày.”
Điều 103 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 về “Nhiệm vụ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố
1. Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm do cá nhân, cơ quan, tổ chức và kiến nghị khởi tố do cơ quan Nhà nước chuyển đến. Viện Kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố kèm theo các tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
2. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng.
3. Kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước phải được gửi cho Viện Kiểm sát cùng cấp và thông báo cho cơ quan, tổ chức đã báo tin hoặc người đã tố giác tội phạm biết.
Cơ quan điều tra phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người đã tố giác tội phạm.
4. Viện kiểm sát có trách nhiệm Kiểm sát việc giải quyết của Cơ quan điều tra đối với tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.”
Như vậy, việc Công an TP.Biên Hòa và Viện kiểm sát TP.Biên Hòa sau khi nhận đơn tố cáo ngày 05/05/2012 của TNHH Phương Nga mà không trả lời đơn thư tố cáo, không trả lời về việc có khởi tố vụ án hay không là không đúng quy định pháp luật.
PV


18 tháng 11, 2013

Sưu tầm bài viết về mình: Tài sản trước và sau khi kết hôn

Tư vấn: Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh (luatsuchanh.com)
1. Không có quy định lập 'hợp đồng tiền hôn nhân' ở Việt Nam
Hỏi: Tôi đã lập gia đình 1 lần và hiện có một số tài sản riêng. Tôi dự định kết hôn lần 2 với chồng mới nhưng tôi không muốn có rắc rối về tài sản và con cái sau này. Nên chúng tôi dự tính là lập hợp đồng tiền hôn nhân để xác định quyền, nghĩa vụ của các bên. Tôi không biết hợp đồng này có giá trị pháp luật không (Thủy Tiên, Q.5).
Trả lời: Hiện nay, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 cũng như các văn bản có liên quan, chưa có quy định nào cho phép nam, nữ lập và ký kết hợp đồng hôn nhân. Trong trường hợp có tranh chấp, những hợp đồng này không được pháp luật công nhận và cũng không bị điều chỉnh bởi Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.
Tuy nhiên, cũng không vì thế mà quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng đối với tài sản riêng có trước và trong thời kỳ hôn nhân không được pháp luật bảo hộ. Cụ thể, theo quy định tại Điều 32 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 cũng quy định về tài sản riêng của vợ, chồng như sau:
“1. Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng.
Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân.
2. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung.”

2. Định đoạt tài sản có trước thời kỳ hôn nhân
Hỏi: Tôi được cha, mẹ mua cho 1 căn hộ chung cư ở quận 9 và đã được cấp giấy chứng nhận sở hữu bất động sản vào tháng 12 năm 2012, đến tháng 06 năm 2013 tôi kết hôn. Tôi muốn lập hợp đồng tặng cho bất động sản cho em ruột tôi nhưng khi đi làm thủ tục thì tại một Phòng công chứng ở Tp.Hồ Chí Minh yêu cầu tôi phải chứng minh được bất động sản là của riêng tôi hoặc phải có xác nhận của chồng tôi là tài sản của riêng tôi. Tôi xin hỏi là tôi có quyền định đoạt tài sản riêng của mình mà không cần chứng minh hay không? (Thu Thảo, Q.9)
Trả lời: Căn hộ chung cư nêu trên đã được đăng ký quyền sở hữu mang tên bạn vào tháng 12 năm 2012 nhưng đến tháng 6 năm 2013 bạn mới đăng ký kết hôn nên: Tài sản này do bạn có trước thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của bạn, chứ không phải là tài sản chung của vợ chồng bạn.
Để có toàn quyền định đoạt tài sản này thì bạn cần chứng minh đây là tài sản riêng của mình, có thể bằng cách:
- Chứng minh đây là tài sản do bạn được tặng cho riêng;
- Hoặc chứng minh trước khi kết hôn vào tháng 12 năm 2012, bạn chưa từng đăng ký kết hôn với ai theo quy định của pháp luật. Bạn có thể đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bạn cư trú để xin xác nhận này.
- Hoặc phải có xác nhận của chồng bạn đó là tài sản của riêng bạn. Theo quy định của pháp luật, tài sản này không phải là tài sản chung của vợ chồng bạn nên chồng bạn không nhất thiết phải làm văn bản xác nhận như yêu cầu của Phòng Công chứng. Việc yêu cầu chồng bạn xác nhận không có liên quan gì đến tài sản này nhằm đảm bảo chắc chắn quyền sở hữu của bạn đối với tài sản đó.
3. Thủ tục nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng
Hỏi: Tôi và anh là đối tác làm ăn chung trong 1 thời gian dài. Nhờ có anh mà tôi mới có được một căn nhà nhỏ ở Biên Hòa trước khi có tình cảm với nhau. Nay tôi và anh quyết định kết hôn. Tôi muốn nhập căn nhà riêng của tôi vào tài sản chung của vợ chồng. Vậy cho tôi hỏi thủ tục nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng phải làm thế nào? (Cẩm Tiên, Đồng Nai)
Trả lời: Việc nhập tài sản riêng của một bên vào khối tài sản chung của vợ chồng phải được lập thành văn bản, có chữ ký của hai vợ chồng và có thể phải công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;
Và theo Điều 35, 36 Luật Công chứng thì bạn có thể soạn sẵn văn bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung vợ chồng hoặc yêu cầu công chứng viên soạn cho mình.
Hồ sơ bao gồm: a) Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch theo mẫu; b) Dự thảo hợp đồng, giao dịch; c) Bản sao giấy tờ tuỳ thân; d) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó) Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.
Bạn có thể liên hệ trực tiếp bất kỳ Phòng/Văn phòng công chứng nào trên địa bàn tỉnh Đồng Nai để được tư vấn và hướng dẫn thủ tục cần thiết.

4. Xác nhận tài sản riêng trước hôn nhân cần làm thủ tục gì? Ở đâu ?
Hỏi: Tôi được cha, mẹ tặng cho 1 mảnh đất ở quê (Tp.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định). Nay tôi lấy chồng. Tôi muốn làm đơn xin xác nhận tài sản riêng trước khi đăng ký kết hôn có được không? Và xác nhận ở đâu? (Bảo Nhiên, Bình Dương)
Trả lời:
Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận…”
Bên cạnh đó, Điều 32 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 cũng quy định về tài sản riêng của vợ, chồng như sau:
Như vậy, mảnh đất trên của bạn được tặng cho riêng trước khi đăng ký kết hôn nên đây là tài sản riêng của bạn, vì vậy bạn không cần xác nhận ở đâu cả. Mặt khác, bạn có quyền không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng.
Nguồn: phunungaynay.vn

24 tháng 10, 2013

Sưu tầm bài viết về mình: Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường sẽ phải nhận khung hình phạt nào?

Liên quan đến vụ bác sĩ vứt bệnh nhân xuống sông Hồng, các chuyên gia pháp lý đều chung một nhận định việc tìm được thi thể của nạn nhân, để xác định chị Huyền chết trước hay sau khi bị vứt xuống sông, sẽ là căn cứ để biết bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường phải nhận khung hình phạt nào.

Ông Tường (áo trắng) bị cơ quan công an dẫn giải khỏi Thẩm mỹ viện Cát Tường - Ảnh: Đan Hạ


Trong sáng 23.10, vợ của bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường đã được triệu tập tới trụ sở Phòng Cảnh sát điều tra (CSĐT) tội phạm về trật tự xã hội Công an TP.Hà Nội để phục vụ công tác điều tra.
Ngoài ra theo quan sát của Thanh Niên Online, một số lượng lớn tân dược cũng được đưa về đây. Theo đại tá Dương Văn Trọng Giáp - Trưởng phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (Công an TP.Hà Nội), hiện Cơ quan CSĐT đã tiến hành khởi tố với ba tội danh: giết người, che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm; bắt khẩn cấp hai người. Bên cạnh đó, 10 người khác đang làm việc tại Trung tâm thẩm mỹ Cát Tường cũng được triệu tập lên để phục vụ công tác điều tra.
Theo luật sư Nguyễn Thành Công (Công ty Đông Phương Luật, TP.HCM) bác sĩ Tường là bác sĩ chuyên khoa ngoại nên được phép phẫu thuật. Tuy nhiên cơ sở y tế Cát Tường không có chức năng giải phẫu, vì vậy việc giải phẫu của bác sĩ Tường không được xem là đang thực hiện công việc, nghề nghiệp. Hành vi giải phẫu của bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường dẫn đến cái chết của nạn nhân là đã có dấu hiệu của tội “vi phạm quy định về khám chữa bệnh... dịch vụ y tế khác” theo điều 242 bộ luật Hình sự (BLHS).
Để có thể đi đến kết luận khách quan và chính xác cần phải tìm được xác nạn nhân, kết luận nguyên nhân chết cũng như cái chết đến trước hay sau khi bị đẩy xuống sông để quy buộc chính xác tội danh. Nếu nạn nhân chết do giải phẫu khi cơ sở Cát Tường không có chức năng thì ngoài tội danh trên, bác sĩ Tường còn bị truy cứu thêm “tội xâm phạm thi thể...” theo điều 246 BLHS.
Nếu nạn nhân chết do ngạt nước, tức chết sau khi bị ném xuống nước thì hành vi của những người có liên quan cấu thành tội “giết người” theo quy định tại điều 93 BLHS với hai tình tiết định khung tăng nặng là “Để che giấu tội phạm khác và vì động cơ đê hèn”. Bởi rõ ràng, đây là hành vi nhằm che giấu hậu quả trong hoạt động nghề nghiệp và lẽ ra bác sĩ Tường phải sử dụng mọi khả năng, biện pháp có thể để cấp cứu nạn nhân hoặc chuyển viện nhưng đã chọn cách xử sự khác để nhằm phi tang, nhằm chối bỏ trách nhiệm.
Tội "giết người" với hai tình tiết định khung tăng nặng như trên có khung hình phạt cao nhất là chung thân, tử hình. Tội vô ý làm chết người khoản 1 có hình phạt cao nhất là 6 năm tù. Tội vi phạm quy định về khám chữa bệnh gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng làm chết người có hình phạt cao nhất là 15 năm tù. Tội xâm phạm thi thể có hình phạt cao nhất là 5 năm tù
Trong khi đó, luật sư Nguyễn Đức Chánh (Đoàn luật sư TP.HCM) lại cho rằng: Nếu trong quá trình điều tra và kết luận giám định pháp y xác định nạn nhân đã chết trước khi bị ném xuống sông do hành vi yếu kém chuyên môn thì hành vi của bác sĩ Tường có dấu hiệu của tội “vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính” theo điều 99 BLHS và hành vi vứt xác nạn nhân là tình tiết tăng nặng theo điểm O khoản 1 điều 48 BLHS vì “Có những hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm”.
Nếu sau khi xảy ra vụ việc, bác sĩ Tường đến trình báo ngay với cơ quan chức năng thì đó sẽ được xem là hành vi tự thú trước khi cơ quan chức năng phát giác, đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi xem xét hình phạt.
Hà An - Lê Nga
Nguồn: thanhnien.com.vn

3 tháng 10, 2013

Sưu tầm bài viết về mình: Đối diện với bạo hành gia đình

Theo quy định tại khoản 2- Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 thì: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình”
Tạp chí Phụ nữ Ngày nay xin nêu một số câu hỏi liên quan đến những quy định pháp luật trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình như sau:
Hỏi: Tôi là người phụ nữ bất hạnh, ngoài thời gian làm lụng để kiếm sống thì chồng tôi suốt ngày chỉ biết nhậu nhẹt, mỗi lần say rượu là anh ta đánh tôi. Vậy cho tôi hỏi hành vi này chồng tôi có bị xử lý không?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định số: 110/2009/NĐ-CP ngày 10/12/2009 của Chính phủ thì chồng bạn sẽ bị xử phạt theo quy định dưới đây, tùy vào mức độ hành vi gây ra:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
- Phạt tiền từ trên 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Sử dụng hung khí đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình;
+ Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời, không chăm sóc nạn nhân trong thời gian điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
- Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm.
+ Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu.
Hỏi: Tôi sinh ra ở vùng quê lạc hậu, tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn. Kể từ khi tôi sinh con trai cho anh, anh đâm ra đổi tính nết, đối xử với con gái đầu tệ bạc, anh có hành vi hành hạ, ngược đãi con như bắt nhịn ăn, thường xuyên chửi bới… Vậy hành vi của chồng tôi có vi phạm pháp luật hay không? Có bị phạt gì không?
Trả lời:
Hành vi của chồng bạn là vi phạm pháp luật theo quy định tại Luật phòng về phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007. Cụ thể là:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi thường xuyên gây tổn hại về sức khỏe, gây tổn thương về tinh thần đối với thành viên gia đình
- Phạt tiền từ trên 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân, giam hãm ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm;
+ Thường xuyên dọa nạt thành viên gia đình bằng các hình ảnh, con vật, đồ vật mà người đó sợ;
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, văn hóa phẩm độc hại, thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.
+ Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu.
Hỏi: Trước khi lấy anh tôi đã từng có người yêu và tôi cũng không còn là “con gái”. Anh biết chuyện nhưng luôn nói rằng anh chấp nhận và coi đó là một phần quá khứ của tôi. Thế nhưng khi cưới tôi về rồi, lúc bực dọc anh thường hay đem cũ của tôi ra chì chiết. Rồi trong lúc nhậu nhẹt anh hay mang chuyện cũ tôi ra để “bình phẩm”. Tôi rất xấu hổ và không biết phải làm sao. Tôi không muốn đem chuyện ra pháp luật và không biết việc anh làm vậy có vi phạm gì không?
Trả lời: Hành vi nêu trên của chồng bạn là vi phạm pháp luật và theo Điều 11 Nghị định số: 110/2009/NĐ-CP ngày 10/12/2009 của Chính phủ thì chồng bạn sẽ bị xử phạt hành chính:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chửi bới, chì chiết thành viên gia đình.
- Phạt tiền từ trên 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
+ Phát tán tờ rơi hoặc sử dụng các phương tiện thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;
+ Phổ biến, phát tán bài viết, hình ảnh, âm thanh về vụ bạo lực gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân;
- Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm
+ Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu.
Hỏi: Tôi nghe người ta nói nhà nước có quy định về xử phạt đối với hành vi bạo lực liên quan đến tình dục nhưng không biết như thế nào. Với lại đây là việc tế nhị và nhạy cảm nên cũng khó giải quyết. Tôi muốn biết hành vi nào bị cấm và bị xử phạt hành chính theo quy định pháp luật.
Trả lời:
Những hành vi bạo lực liên quan tới tình dục bị cấm và bị xử phạt hành chính theo Nghị định số: 110/2009/NĐ-CP ngày 10/12/2009 của Chính phủ, bao gồm:
- Cưỡng ép quan hệ tình dục; có hành vi bạo lực trong sinh hoạt tình dục vợ chồng mà người vợ hoặc chồng đó không muốn;
- Buộc thành viên gia đình phải chứng kiến cảnh sinh hoạt tình dục của người có hành vi bạo lực với người khác;
- Buộc vợ hoặc chồng của người có hành vi bạo lực sống chung một nhà hoặc ngủ chung phòng với người tình của người có hành vi bạo lực và người có hành vi bạo lực;
- Cưỡng ép thành viên gia đình thực hiện các hành động khiêu dâm, sử dụng các loại thuốc kích dục;
- Có hành vi tác động vào cơ thể thành viên gia đình không phải là vợ, chồng nhằm kích động tình dục, hoặc lạm dụng thân thể người đó vì mục đích tình dục;
Mức xử phạt hành chính đối với hành vi trên là phạt tiền từ trên 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng
Hỏi: Trường hợp nào thì được xem là hành vi bạo lực về kinh tế trong gia đình. Và mức xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Những hành vi bạo lực về kinh tế bị cấm và bị xử phạt hành chính theo Điều 16 Nghị định số: 110/2009/NĐ-CP ngày 10/12/2009 của Chính phủ, bao gồm:
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Không cho thành viên gia đình sử dụng tài sản chung vào mục đích chính đáng;
+ Kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính của thành viên gia đình hoặc nguồn tài chính chung của gia đình nhằm tạo cho thành viên gia đình sự phụ thuộc về tài chính;
+ Buộc thành viên gia đình đóng góp tài chính vượt quá khả năng của họ;
+ Đập phá tài sản riêng của mình nhằm gây áp lực về tâm lý đối với thành viên gia đình;
+ Có hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên gia đình hoặc tài sản chung gia đình.
- Phạt tiền từ trên 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình;
+ Chiếm đoạt tài sản chung của gia đình để sử dụng vào mục đích cá nhân;
+ Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động;
+ Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi.
Nguồn: phunungaynay.vn