Trong thời gian vừa qua, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành rất nhiều quy định, chính sách gây "bức xúc", "phản ứng" trong xã hội. Nhân đây tôi xin tổng hợp lại các quy định này cũng như nêu ra nguyên nhân và kết quả giải quyết của sự việc nêu trên. Để từ đó chúng ta đúc kết lại kinh nghiệm trong quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật và ban hành chính sách "hợp lòng dân".
1.
“Hồi sinh” quy định cấm “ngực lép” lái xe
Nguyên nhân phản ứng của dư luận:
Ngày 30 tháng 9 năm 2008, Bộ Y tế ban hành 02 quyết định đó là: Quyết định 33/2008/QĐ-BYT
ngày 30/9/2008 về việc ban hành tiêu chuẩn sức khỏe của người điều khiển phương
tiện giao thông cơ giới và Quyết định 34/2008/QĐ-BYT về việc ban hành tiêu chuẩn
sức khỏe người khuyết tật điều khiển mô tô, xe ba bánh. 02 quyết định này đã
gây “cơn bão” trong dư luận phản đối quy định này vì tiêu chuẩn sức khỏe mà Bộ
Y Tế đưa ra đối với người lái xe theo hướng “ngực lép” không được lái xe, ngực
to được lái xe lớn.
Sau
đó, vào ngày 08 tháng 11 năm 2008, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 4392/QĐ-BYT hủy
bỏ 02 quyết định 33 và 34 nêu trên.
Nguồn: internet |
Ấy
vậy mà gần 5 năm sau, theo dự thảo Thông tư liên tịch quy định tiêu chuẩn sức
khỏe người lái xe, khám sức khỏe định kỳ đối với người lái ô tô và quy định về
cơ sở y tế khám sức khỏe của người lái xe (dự thảo) đề ngày 7 tháng 8 năm 2013,
người dân muốn đủ điều kiện lái ô tô và xe máy phải đáp ứng được 83 tiêu chuẩn
về sức khỏe. Trong đó có tiêu chuẩn về vòng ngực trung bình không dưới 72 cm,
cân nặng không được dưới 40 kg và có chiều cao không thấp hơn 1,45 m…
Kết quả:
Đến thời điểm hiện nay các quan chức của 02 Bộ GTVT và Bộ Y Tế phủ nhận và đùn
đẩy trách nhiệm khi đứng trước phản ứng quyết liệt của dư luận về việc “hồi
sinh” quy định đã từng bị Bộ Tư Pháp “tuýt còi” và dư luận “ném đá” tơi tả này.
2.
Đánh thuế “bà đẻ”
Nguyên nhân phản ứng của dư luận:
Ngày 19 tháng 6 năm 2012, Tổng cục Thuế có văn bản số 2139/TCT-TNCN trả lời
Công ty TNHH Điện tử Việt Tường (tỉnh Đồng Nai) do bà Lê Hồng Hải, phó tổng cục
trưởng, ký hướng dẫn các DN phải tính thuế TNCN đối với “khoản tiền lương chế độ
thai sản do BHXH chi trả thay lương”.
Đây
là văn bản Tổng cục Thuế ban hành đã gây nhiều bức xúc trong dư luận vì đánh
thuế “bà đẻ”.
Nguồn: internet |
Kết quả:
Trước sự phản ứng của dư luận, ngày 24 tháng 9 năm 2012, Tổng cục trưởng Tổng cục
thuế Bùi Văn Nam đã ký văn bản số 3367/TCT-TNCN khẳng định mức hưởng chế độ
thai sản mà người lao động nhận được từ quỹ BHXH “được trừ khi xác định thu nhập
chịu thuế TNCN”.
3. CMND ghi tên cha mẹ trong đó.
Nguyên nhân phản ứng của dư luận
Từ tháng 9/2012, Bộ Công an triển khai thí điểm cấp mẫu CMND có ghi tên cha mẹ
trên địa bàn quận Tây Hồ, Hoàng Mai và huyện Từ Liêm (Hà Nội). Việc triển khai
này vấp phải những phản ứng trái chiều từ Bộ, ngành và đặc biệt là người dân.
Trước
phản ứng trái chiều này, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp)
đã được giao xem xét tính hợp pháp, hợp lý về Nghị định 170/2007/NĐ-CP sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định 05/1999/NĐ-CP về CMND. Sau khi nghiên cứu, Cục
phát hiện quy định cho phép đưa tên cha mẹ vào CMND là trái với Bộ luật Dân sự
và Công ước Quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam tham gia từ năm 1989. Sau đó, Bộ
Tư pháp cũng có văn bản kiến nghị với thủ tướng về việc bãi bỏ quy định này.
Nguồn: internet |
Kết quả:
Ngày 11 tháng 04 năm 2013, Thủ tướng đồng ý với kiến nghị của Bộ Tư pháp và yêu
cầu Bộ Công an nhanh chóng soạn thảo nghị định mới thay thế Nghị định
170/2007/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 05/1999/NĐ-CP về
CMND.
Việc
xử lý hậu quả của khoảng 35.000 CMND có tên cha mẹ đã được cấp theo hướng người
dân có quyền xin cấp đổi lại nếu không muốn có tên cha mẹ mình trên đó.
4. Xe phải “chính chủ”
Nguyên nhân phản ứng của dư luận:
Việc quy định xử phạt đối với chủ phương tiện thực hiện hành vi vi phạm “không
chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định” (còn gọi là xe không chính chủ)
được quy định tại điểm a khoản 1 và điểm đ khoản 4 Điều 33 Nghị định 34/2010/NĐ-CP
ngày 02 tháng 04 năm 2010 của Chính phủ
“1.
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với chủ xe mô tô, xe gắn máy và
các loại xe tương tự mô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:
a) Không chuyển quyền sở hữu phương
tiện theo quy định;
4.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với chủ xe ô tô, máy kéo, xe
máy chuyên dùng và các loại xe tương tự ô tô vi phạm một trong các hành vi sau
đây:
đ) Không chuyển quyền sở hữu phương
tiện theo quy định;”
Nguồn: internet |
Tuy
nhiên, quy định này chưa nhiều người “biết đến”, mãi cho đến khi Nghị định
71/2012/NĐ-CP ban hành ngày 19 tháng 9 năm 2012 với việc tăng mức phạt tiền từ
800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với chủ xe mô tô, xe gắn máy; các loại xe
tương tự mô tô và Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ
xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự ô tô. Thì lúc này
chữ “xe chính chủ” bắt đầu “tấn công” khắp nơi. Trên các báo giấy, mạng thông
tin điện tử, mạng xã hội (đặc biệt là facebook) đã tạo ra “cơn bão” dư luận về
chủ đề nêu trên. Sự phản ứng quyết liệt của người dân đến mức hiện nay từ “chính
chủ” không chỉ dùng cho xe mà còn cả nhà như bán nhà “chính chủ”, dép “chính chủ”….
Sự
việc càng đẩy lên cao trào khi Bộ Công an ban hành Thông tư 11/2013/TT-BCA ngày
01/03/2013, có hiệu lực ngày 15/04/2013, cương quyết xử phạt hành chính lỗi “xe
không hính chủ” theo Nghị định 71/2012/NĐ-CP, trong khi Bộ Giao thông Vận tải
đề nghị dừng thi hành quy định này.
Kết quả: Sau 7 lần công bố dự
thảo Nghị định 71 sửa đổi và tiếp thu các ý kiến, thẩm định và giải trình, Ban
soạn thảo và các Bộ ngành liên quan vẫn không thống nhất được vấn đề “xe không
chính chủ”. Bộ GTVT làm tờ trình để Thủ tướng Chính phủ quyết định phạt hay
không phạt.
5.
Thịt phải bán trong 8 giờ đồng hồ
Nguyên nhân phản ứng
của dư luận: Ngày 20 tháng 07 năm 2012, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn ban hành 02 Thông tư số 33/2012/TT-BNNPTNT quy định điều
kiện vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thịt và phụ
phẩm ăn được của động vật ở dạng tươi sống dùng làm thực phẩm và Thông tư số
34/2012/TT-BNNPTNT quy định điều kiện vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm đối
với cơ sở thu gom, bảo quản và kinh doanh trứng gia cầm ở dạng tươi sống dùng
làm thực phẩm. Cả 02 văn bản này đều do thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn Diệp Kỉnh Tần ký ban hành và có hiệu lực từ ngày 3 tháng 9 năm 2012.
Nguồn: internet |
Theo đó, điểm đáng chú ý
trong quy định này là thịt và phụ phẩm tươi sống để ở nhiệt độ thường chỉ được
bán trong vòng 8 giờ kể từ khi giết
mổ. Trong trường hợp được bảo quản ở nhiệt độ 0-5OC, thịt được bán trong vòng
72 giờ, phụ phẩm như dạ dày, lòng non chỉ được bán trong vòng 24 giờ kể từ khi
giết mổ, không được dùng hóa chất để bảo quản thịt và phụ phẩm tươi sống.
Kết quả: Ngay sau khi ban hành và
chưa có hiệu lực thi hành thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành Quyết
định số 2090/QĐ-BNN-TY ngày 30
tháng 8 năm 2012 cũng do chính Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Diệp Kỉnh Tần ký quyết
định ngừng thi hành đối với Thông tư 33, 34 quy định chỉ được phép bán thịt
sống trong vòng 8 giờ sau khi giết mổ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét